Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Đòn giáng vào năng lực liên lạc chiến trường của Mỹ

Máy bay E-11A số hiệu 11-9358 của không quân Mỹ gặp nạn ở tỉnh Ghazni, phía tây Afghanistan hôm 27/1, khiến hai thành viên tổ bay thiệt mạng. Nhóm phiến quân Taliban ở Afghanistan tuyên bố đã bắn rơi chiếc máy bay, nhưng Lầu Năm Góc bác bỏ.

Dù nguyên nhân máy bay gặp nạn là gì, đây vẫn là một đòn giáng nặng nề với khả năng liên lạc trên chiến trường của quân đội Mỹ, bởi trước sự cố, họ chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc E-11A, loại máy bay được mệnh danh là "nút kết nối thông tin chiến trường" (BACN).

"Tai nạn ở tỉnh Ghazni cho thấy tầm quan trọng của phi đội E-11A khi chỉ còn ba chiếc trong biên chế. Đây là định nghĩa hoàn hảo về khí tài có giá trị cao nhưng rất khan hiếm. Ngoài những chiếc E-11A, khí tài duy nhất có khả năng làm nhiệm vụ BACN là ba máy bay không người lái EQ-4B", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1. Ảnh: AP.

Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1. Ảnh: AP .

Sự thiếu hụt lực lượng sau tai nạn có thể buộc không quân Mỹ tăng tần suất hoạt động của ba chiếc E-11A còn lại, gây khó khăn cho công tác bảo đảm kỹ thuật. Nguyên nhân sự cố cũng chưa được xác định, khiến phi đội BACN đối mặt với nguy cơ rơi bất cứ lúc nào.

E-11A được quân đội Mỹ phát triển từ máy bay chở doanh nhân tầm xa Bombardier Global 6000. Chỉ có 4 chiếc được xuất xưởng, tất cả đều biên chế cho Phi đoàn tác chiến điện tử viễn chinh số 430 và chỉ hoạt động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.

"Toàn bộ phi công E-11A đều tình nguyện làm nhiệm vụ", phóng viên Chad Garland của tờ Stars and Stripes viết trên Twitter, thêm rằng số lượng máy bay E-11A trong biên chế ít đến mức Lầu Năm Góc không có phi cơ để huấn luyện trên lãnh thổ Mỹ.

"Lần đầu tiên họ được lái chiếc E-11A là khi triển khai chiến đấu tại Kandahar. Quá trình huấn luyện diễn ra hệ thống mô phỏng suốt một tháng, giúp phi công làm quen với máy bay và dễ dàng kiểm soát nó trong thực tế. Họ cũng phải trải qua một tuần tập huấn ở thực địa", đại úy Jacob Breth, phi công Phi đoàn số 430, cho biết.

Quân đội Mỹ sử dụng nhiều đường truyền dữ liệu (datalink) để chia sẻ thông tin tác chiến giữa các khí tài, nhưng nhiều thiết bị trong số đó không tương thích với nhau. Tiêm kích F-15 của không quân có thể chia sẻ dữ liệu mục tiêu với chiến đấu cơ F/A-18E/F hải quân nhờ đường truyền Link-16, nhưng phi đội F/A-18 lại không thể chuyển tiếp thông tin cho oanh tạc cơ B-52 hoặc B-1B không quân.

Sự thiếu tương thích giữa các hệ thống là trở ngại nghiêm trọng trên chiến trường, vốn đòi hỏi các máy bay từ nhiều lực lượng khác nhau phải yểm trợ cho binh sĩ đa quốc gia. Những chiến dịch hiệp đồng phức tạp cũng đòi hỏi chiến đấu cơ phải nhanh chóng chia sẻ thông tin mục tiêu qua datalink để đối phó với hệ thống phòng không dày đặc của đối phương.

Đòn giáng vào năng lực liên lạc chiến trường của Mỹ
 
 
Đòn giáng vào năng lực liên lạc chiến trường của Mỹ

Phi đội E-11A hoạt động tại Afghanistan năm 2018. Video: USAF .

BACN được coi là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ "hòa mạng" làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc. Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua BACN mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.

"BACN được ví như wifi trên trời, nhiệm vụ của chúng đặc biệt quan trọng. Những chiếc E-11A đóng vai trò cửa ngõ kết nối thông tin, cho phép khí tài sử dụng thiết bị vô tuyến khác nhau có thể liên lạc và chia sẻ dữ liệu trên chiến trường", Breth cho biết thêm.

Các máy bay BACN được Mỹ phát triển ngay sau chiến dịch hiệp đồng thảm họa giữa đặc nhiệm hải quân (SEAL), thủy quân lục chiến và lục quân mang tên Red Wings tại Afghanistan vào năm 2005.

Trong chiến dịch này, địa Công ty dịch thuật Đồng Nai hình núi cao của Afghanistan và việc thiếu cơ sở hạ tầng liên lạc khiến lính đặc nhiệm SEAL không thể liên lạc được với trung tâm chỉ huy tác chiến khi tập kích phiến quân Taliban. Họ phải leo lên điểm cao để liên lạc bằng bộ đàm vô tuyến và điện thoại vệ tinh và bị lộ vị trí. Taliban triển khai nhiều đợt tấn công làm tổng cộng 19 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng.

E-11A BACN bay thử chuyến đầu vào tháng 11/2005 và đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 2009. Chúng luôn được triển khai tại Afghanistan để thực hiện nhiệm vụ và chỉ trở về Mỹ khi cần bảo dưỡng.

Vũ Anh (Theo Drive )

Thứ trưởng Y tế nêu lý do 'chưa công bố tình trạng khẩn cấp'

Chiều tối 31/1, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại cuộc họp, giải thích việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng Việt Nam chưa công bố, ông Nguyễn Thanh Long (Phó ban Tuyên giáo Trung ương được điều động làm Thứ trưởng Y tế trong ngày 31/1), cho biết, việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

Ngày 31/1, tại trường Tiểu học - THCS Pascal, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 100% học sinh đeo khẩu trang trong lớp học phòng dịch nCoV. Ảnh: Ngọc Thành

Ngày 31/1, tại trường Tiểu học - THCS Pascal, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 100% học sinh đeo khẩu trang trong lớp học phòng dịch nCoV. Ảnh: Ngọc Thành

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Nguyễn Thanh Long dẫn chứng.

Ông nhận định, dịch bệnh nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Công ty dịch thuật Đồng Nai Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán.

Về việc đảm bảo khẩu trang cho người dân, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế (khẩu trang N95, khẩu trang 3 lớp) nên năng lực sản xuất "không có vấn đề". Tuy nhiên, doanh nghiệp lại phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên liệu kháng khuẩn.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho học sinh nghỉ học nếu dịch bệnh lan rộng. Các sở y tế có trách nhiệm đánh giá tình hình dịch để đưa ra khuyến nghị. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải sớm có văn bản hướng dẫn các địa phương dừng, giảm quy mô lễ hội, rút ngắn thời gian xuống mức tối thiểu.

Chiều cùng ngày, tại chỉ thị thứ hai về phòng chống dịch nCoV, Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bộ Tư pháp nghiên cứu thủ tục pháp lý, đề xuất công bố tình trạng khẩn cấp về dịch viêm phổi Vũ Hán, báo cáo trước ngày 2/2.

Ngày 30/1, WHO gọi dịch viêm phổi do nCoV là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại toàn cầu.

"Tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế" mới được ban bố 5 lần trước khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, bao gồm dịch cúm H1N1 năm 2009, dịch bại liệt và Ebola năm 2014, virus Zika năm 2016 và Ebola năm 2018.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, đến 15h ngày 31/1, thế giới có 9.833 người mắc viêm phổi do virus corona, 213 người tử vong. Tại Việt Nam, có 5 người mắc bệnh (trong đó có 2 người Trung Quốc; 3 người Việt Nam); 97 người nghi nhiễm, trong đó có 65 người xét nghiệm âm tính và 32 người tiếp tục cách ly, theo dõi.

Toàn cầu có thể mất hàng trăm tỷ USD vì dịch viêm phổi

Warwick McKibbin - Giáo sư Kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 17 năm qua, dịch cúm lần này sẽ có tác động lớn hơn rất nhiều so với SARS. Trước đây, ông ước tính SARS khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 40 tỷ USD.

"Đây chỉ là vấn đề toán học thôi mà", McKibbin cho biết trên Bloomberg, "Hầu hết GDP mất đi trong dịch SARS, cả theo mô hình và trên thực tế, đều là do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Vì thế, khi quy mô nền kinh tế này lớn hơn, thiệt hại cũng sẽ lớn theo".

Toàn cầu có thể mất hàng trăm tỷ USD vì dịch cúm Vũ Hán

Hành khách đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

Năm 2003, Trung Quốc chỉ đóng góp 4% GDP toàn cầu. Nhưng hiện tại, tỷ lệ này đã lên 17%, đồng nghĩa tác động lan tỏa nếu kinh tế Trung Quốc lao dốc sẽ lớn hơn.

Dù khó đưa ra con số chính xác, do cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra, McKibbin cho rằng ảnh hưởng của việc này chủ yếu do sự thay đổi về "tâm lý con người". "Sự hoảng loạn dường như là mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế, hơn là số người tử vong", ông nói.

Đầu tuần này, công ty quản lý tài sản Amundi Asset Management cũng ra báo cáo nhận định các thị trường toàn cầu đang chịu ảnh hưởng khi nhà đầu tư hoảng loạn. Virus viêm phổi nCoV đã chấm dứt đà tăng kéo dài vài tháng qua trên các thị trường chứng khoán.

Dự báo của McKibbin cũng khớp với nhiều nhà phân tích khác. Nomura International cho rằng mức độ bị kéo tụt của kinh tế Trung Quốc có thể vượt xa thời dịch SARS. Hồi quý II/2003, tăng trưởng của Trung Quốc giảm tới 2% so với Công ty dịch thuật Đồng Nai quý trước đó.

Còn theo Bloomberg Economics, GDP Trung Quốc có thể chỉ tăng 4,5% trong quý này, giảm so với 6% quý cuối năm ngoái. Sang quý II, tốc độ này sẽ hồi phục, giúp GDP cả năm tăng 5,7%. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn so với 6,1% năm 2019 và 5,9% so với dự báo trước đó.

Viêm phổi Vũ Hán lây lan nhanh hơn SARS, nhưng gây tử vong ít hơn. Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm nay thông báo có thêm 42 ca tử vong vì nCoV, nâng số người chết do dịch viêm phổi lên 213. Số người nhiễm virus tại nước này đã tăng lên 9.356 sau khi phát hiện thêm 1.220 ca dương tính với nCoV. Trong khi đó, SARS khiến hơn 8.000 người lây nhiễm từ tháng 11/2002 đến năm 2003.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Dừng lễ hội chưa khai mạc phòng nCoV

Chiều 31/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị thứ hai về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Văn bản nêu rõ dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng ở Trung Quốc. Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, lưu lượng người qua lại, giao thương lớn nên có nguy cơ bùng phát dịch lớn. Đến nay, Chính phủ khẳng định vẫn kiểm soát tốt dịch viêm phổi do nCoV.

Tuy nhiên, trước diễn biến xấu của dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu các địa phương có kế hoạch cụ thể để kiểm soát, không để dịch lan rộng. Những nơi có đường biên giới với Trung Quốc cần lập kênh liên lạc với nước này để cập nhật thông tin diễn biến hàng ngày của dịch bệnh.

Tất cả chuyến bay từ vùng có dịch của Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại đều bị tạm dừng cấp phép; trường hợp đặc biệt phải được sự đồng Công ty dịch thuật Đồng Nai ý của Thủ tướng. Khách nước ngoài từng ở Trung Quốc trong hai tuần qua sẽ bị dừng cấp thị thực đến Việt Nam, trừ thị thực công vụ.

Việc xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới với mục đích du lịch cũng bị dừng. Việt Nam cấm đi lại qua lối mòn, lối mở ở khu vực biên giới Việt - Trung; không khuyến khích giao lưu với Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh.

Người dân đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng. Ảnh: Giang Huy

Người dân đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng. Ảnh: Giang Huy

Chính phủ yêu cầu dừng tất cả các lễ hội chưa khai mạc trong cả nước; lễ hội đang diễn ra phải giảm quy mô. Người dân phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội. Nghiêm cấm đầu cơ, tăng giá các mặt hàng khẩu trang, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao tìm hiểu cách làm của các nước, sẵn sàng cho học sinh, sinh viên nghỉ học; yêu cầu sinh viên, học sinh có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường. Quân đội được đặt trong tình trạng cao nhất, lập bệnh viện dã chiến sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bộ Tư pháp nghiên cứu thủ tục pháp lý, đề xuất công bố tình trạng khẩn cấp về dịch viêm phổi Vũ Hán, báo cáo trước ngày 2/2. Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương kiểm soát nghiêm ngặt người qua lại tại tất cả cửa khẩu biên giới; dừng các hoạt động đưa đón khách du lịch, không đưa lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc; cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh; khử trùng các điểm nghi ngờ dịch bệnh theo quy định...

Tất cả bệnh viện từ trung ương đến địa phương phải sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc, xử lý tại chỗ, cách ly người bệnh. Lực lượng quân đội phải đặt tình trạng cao nhất, các bệnh viện dã chiến sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo với quốc tế về những chỉ đạo và biện pháp minh bạch của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch cũng như các hoạt động của Năm ASEAN 2020; áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết và xây dựng kế hoạch đưa công dân Việt Nam ở các vùng có dịch bệnh của Trung Quốc về nước khi cần thiết; thông tin, cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ứng phó của Trung Quốc và các nước, kịp thời đề xuất các biện pháp thích hợp của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng, Công an kiểm soát chặt chẽ người xuất, nhập cảnh qua biên giới; thông báo cho Bộ Y tế và các địa phương danh sách hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra giao ban hai ngày mỗi lần để đánh giá tình hình, hằng ngày báo cáo, giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hành.

"Các tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp. Nghiêm cấm việc che giấu, hoặc thông tin không đúng về dịch bệnh", chỉ thị nêu.

Trước đó ngày 28/1, Thủ tướng ban hành chỉ thị, lập đội phản ứng nhanh chống dịch viêm phổi Vũ Hán do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban; Bộ Y tế đôn đốc thực hiện, hàng ngày báo cáo Thủ tướng.

Theo Bộ Y tế, đến 15h ngày 31/1, thế giới có 9.833 người mắc viêm phổi do virus corona, 213 người tử vong. Tại Việt Nam, có 5 người mắc bệnh (trong đó có 2 người Trung Quốc; 3 người Việt Nam); 97 người nghi nhiễm, trong đó có 65 người xét nghiệm âm tính và 32 người tiếp tục cách ly, theo dõi.

29 hãng hàng không ngừng bay tới Trung Quốc

29 hãng hàng không dừng hoặc thông báo dừng các chuyến bay đi và tới Trung Quốc, trong đó có các hãng của Mỹ, Công ty dịch thuật Đồng Nai Pháp, Ấn Độ, Canada, Hàn Quốc, Anh, Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế". WHO khuyến nghị các nước ngăn chặn hoặc hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua bên giới nhưng tránh cản trở đi lại và giao thương quốc tế.

Máy bay của hãng Korean Air chở công dân Hàn Quốc từ Vũ Hán hạ cánh xuống sân bay tại Seoul ngày 31/12. Ảnh: AFP.

Máy bay của hãng Korean Air chở công dân Hàn Quốc từ Vũ Hán hạ cánh xuống sân bay tại Seoul ngày 31/12. Ảnh: AFP .

Vietnam Airlines dừng các chuyến bay đi và đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến từ ngày 4/2, Thành Đô từ ngày 5/2 và Ma Cao từ ngày 6/2, giảm tần suất các chuyến bay với Hong Kong từ ngày 6/2. Hãng Vietjet thông báo dừng toàn bộ các chuyến bay đi và đến Trung Quốc từ ngày 1/2.

Một số hãng hàng không như Cathay Pacific Airways, Singapore Airlines và Turkish Airlines thông báo hủy các chuyến bay đi và đến Trung Quốc. Air Tanzania thông báo hoãn chuyến bay đầu tiên tới Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 2. United Airlines cho biết sẽ hủy thêm 332 chuyến bay giữa các thành phố ở Mỹ với Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Dịch nCoV khởi phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc với gần 10.000 ca nhiễm bệnh và khiến 231 người nước này thiệt mạng, tính tới ngày 31/1. Ngoài Trung Quốc, hiện có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo phát hiện bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán.

6 quốc gia dừng cấp một số loại thị thực nhập cảnh với người Trung Quốc gồm Czech, Kazakhstan, Nga, Philippines, Singapore và Việt Nam. Armenia dừng chính sách miễn visa cho người Trung Quốc ngày 1/2-31/3. Italy cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp và dừng toàn bộ chuyến bay tới Trung Quốc sau khi phát hiện 2 du khách từ nước này dương tính với virus nCoV.

Các hãng hàng không ngừng bay tới Trung Quốc gồm: Air Canada, Air France, Air India, Air Seoul, American Airlines, Austrian Airlines, British Airways, Delta Air Lines, Egyptair, El Al Israel Airlines, Etihad Airways, Finnair, Kenya Airways, Lion Air, LOT, Lufthansa, NordStar, Royal Air Maroc, RwandAir, S7 Airlines, SAS, Scoot, Shanghai Airlines, Swiss, Ural Airlines, Vietjet, Vietnam Airlines, Virgin Atlantic và Yakutia Airlines.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Thách thức với cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán

Lệnh phong tỏa trên quy mô lớn chưa từng có được Trung Quốc áp dụng tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV), khiến hơn 50 triệu người bị cách ly. Chính phủ đóng cửa trường học và các chợ động vật sống. Các sân bay trên toàn cầu cũng quét nhiệt những hành khách tới từ quốc gia đông dân nhất thế giới.

Một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Morocco, Anh, Đức, Canada và Nga tiếp tục thực hiện hoặc xem xét sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, nơi dịch khởi phát. Philippines quyết định dừng cấp mới visa nhập cảnh tại chỗ cho khách Trung Quốc để giảm bớt các đoàn du khách từ nước này. Hong Kong tiến hành loạt biện pháp hạn chế giao thông mạnh tay nhằm ngăn dòng người từ Trung Quốc đại lục tới đặc khu.

Tuy nhiên, ba tuần sau khi dịch viêm phổi trở thành cuộc khủng hoảng y tế và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là tình trạng khẩn cấp toàn cầu , giới chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về diễn biến tiếp theo của dịch bệnh, ngay cả trong tương lai gần.

Bác sĩ xem ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 30/1. Ảnh: AFP.

Bác sĩ xem ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 30/1. Ảnh: AFP .

Một số dấu hiệu ban đầu không khả quan khi 6 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã xác nhận sự lây nhiễm của virus nCoV từ người sang người, khiến khả năng ngăn chặn dịch bệnh trở nên đáng lo ngại. Các ca bệnh ở Trung Quốc tăng lên theo cấp số nhân, trong khi 5 triệu dân Vũ Hán đã rời thành phố trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực hôm 23/1. Trong số họ chắc chắn có người mang mầm bệnh.

"Chủng virus này thực sự có khả năng không thể ngăn chặn", cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden cảnh báo.

Các quan chức y tế công cộng hôm 28/1 cho biết họ đang vật lộn với một loạt câu hỏi như mức độ đe dọa tính mạng của nCoV, mức độ lây truyền, liệu nó có lây nhiễm thông qua những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng hay không, hoặc khả năng kiềm chế dịch bệnh trên quy mô lớn tại Trung Quốc. Đây là những cơ sở giúp xác định mức độ thành công trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.

"Thật đáng sợ khi thấy những con số tăng lên nhanh chóng", Trish Perl, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm và y học nhiệt đới thuộc Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas, Mỹ, cho hay. "Tôi thấy lo lắng trước tình trạng này và nghĩ rằng dịch bệnh khó kiểm soát, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng".

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar trấn an công chúng rằng hầu như chưa có trường hợp nào ở Mỹ gặp mối nguy hiểm tiềm tàng, nhưng thừa nhận họ "chưa biết hết những điều cần thiết về chủng virus mới".

Giới chuyên gia không chắc liệu sự gia tăng số ca bệnh có nghĩa là virus đang hoành hành ở Trung Quốc, hay chính quyền nước này đang giám sát và xét nghiệm kỹ càng hơn, hoặc cả hai. Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết thêm về giai đoạn ủ bệnh, hiện ước tính từ hai đến 14 ngày, cũng như mức độ nghiêm trọng của các trường hợp.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Việc phác họa chính xác tình hình và dự đoán tương lai dịch bệnh của các nhà nghiên cứu gặp khó khăn một phần bởi dữ liệu giới chức Trung Quốc công bố không hoàn chỉnh. Họ chia sẻ thông tin khi phát hiện ca bệnh mới, nhưng không nêu rõ các trường hợp nhiễm bệnh từ khi nào.

Hiện có hơn 9.800 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới và 213 người chết. Đây là con số lớn, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do các chủng virus corona trước đây như bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông). Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ tử vong do nCoV mới chỉ hơn 2%, trong khi SARS là 10% và MERS là 35%.

Virus nCoV được cho là không dễ lây nhiễm như virus sởi, loại có thể tồn tại tới hai giờ trong không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Chủng virus mới này cũng không thể so sánh với mối đe dọa từ bệnh cúm mùa, khiến ít nhất 8.200 người chết tại Mỹ trong mùa dịch hiện nay.

Một số chuyên gia còn trấn an dư luận rằng hiện không có ca bệnh nào bên ngoài Trung Quốc được cho là nghiêm trọng, cũng chưa có trường hợp tử vong nào ngoài lãnh thổ quốc gia này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cảnh báo tỷ lệ tử vong hiện nay có thể không mang nhiều ý nghĩa, bởi những trường hợp nghiêm trọng nhất trong các dịch bệnh thường xuất hiện sớm, sau đó giảm dần khi biện pháp y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe được tăng cường.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết virus nCoV có thể đã âm thầm lan truyền Công ty dịch thuật Đồng Nai suốt nhiều tuần tại Vũ Hán trước khi công chúng chú ý. Jennifer Nuzzo, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, bổ sung thêm rằng những người có triệu chứng nhẹ rất dễ bị bỏ qua, khiến các biện pháp kiểm soát trở nên khó khăn.

Các chuyên gia không chắc liệu những bệnh nhân không có triệu chứng có thể lây truyền virus hay không. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Mã Hiểu Vĩ cảnh báo giới chức toàn thế giới rằng Bắc Kinh có bằng chứng cho thấy nCoV đang lây lan theo con đường này. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nghi ngờ kết luận đó, nói thêm rằng họ chưa thấy dữ liệu chứng minh và đề nghị Trung Quốc công bố nếu có.

"Ngay cả khi có một số trường hợp lây bệnh theo cách này, trong toàn bộ lịch sử của virus gây bệnh đường hô hấp, nhiễm bệnh thông qua người không có triệu chứng chưa bao giờ là nguyên nhân khiến dịch bùng phát. Người gây ảnh hưởng tới dịch bệnh luôn là bệnh nhân có triệu chứng", Fauci giải thích.

Giới chức Mỹ hiện cách ly bệnh nhân nhiễm virus nCoV trong bệnh viện. Tuy nhiên, đây có thể không phải biện pháp thực tế nếu có nhiều trường hợp nhiễm bệnh khác. Chuyên gia Nuzzo cho rằng những ca bệnh nhẹ tốt hơn nên được cách ly tại nhà.

Trung Quốc hôm 28/1 đồng ý để một nhóm chuyên gia của WHO tới nước này nhằm nghiên cứu virus nCoV, tăng cường hiểu biết về dịch bệnh, từ đó dẫn dắt các nỗ lực phản ứng trên toàn cầu.

Ánh Ngọc (Theo Washington Post )

Ba bài học từ dịch viêm phổi Vũ Hán

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 9/1 thông báo dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ba tuần sau, virus hoành hành mạnh mẽ ở Trung Quốc, lây nhiễm gần 10.000 người và lan rộng trên toàn cầu, khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Khi giới chức y tế cố gắng kiểm soát dịch, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là phải rút ra bài học từ những phản ứng ban đầu Công ty dịch thuật Đồng Nai với dịch bệnh để kiềm chế hiệu quả và ngăn chặn những dịch có nguy cơ bùng phát sau này.

Nhân viên y tế tại bệnh viện đang điều trị bệnh nhân nghi nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Philippines ngày 31/1. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại bệnh viện đang điều trị bệnh nhân nghi nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Philippines ngày 31/1. Ảnh: AFP .

Ở Trung Quốc, động vật hoang dã, cả sống lẫn chết, được bày bán công khai ở các khu chợ bán đồ tươi sống để làm thức ăn hay làm thuốc. Nhà kinh tế học Hu Xingdou cho biết người Trung Quốc có niềm yêu thích đặc biệt với việc ăn thịt động vật hoang dã. Thưởng thức các loại đặc sản như thịt, nội tạng động vật quý hiếm trở thành "thước đo" cho sự giàu có đối với một số người.

Năm 2002, dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng lên ở Trung Quốc, giết gần 800 người trên toàn cầu và ảnh hưởng đến 26 quốc gia. Năm 2017, các nhà nghiên cứu xác định virus gây ra dịch SARS có nguồn gốc từ dơi, truyền sang cầy hương được bán tại một chợ ở tỉnh Quảng Đông rồi lây sang người.

Việc buôn bán động vật hoang dã đã bị cấm ở Trung Quốc sau đại dịch SARS năm 2003, nhưng các biện pháp hạn chế đối với một số loại động vật hoang dã sau đó được nới lỏng.

Các nghiên cứu ban đầu về nCoV cho thấy virus gây dịch viêm phổi Vũ Hán có liên quan tới các mẫu virus corona có trên loài dơi Trung Quốc, nhưng chúng đã bị biến đổi trước khi lây sang người, theo CNN . Các nhà nghiên cứu cho rằng rắn hổ mang hoặc rắn cạp nong Trung Quốc đã ăn những con dơi này, sau đó bị bắt và bày bán tại khu chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, từ đó lây virus cho người ở chợ. Giới chức hồi đầu tuần phát hiện 33 trong số 385 mẫu vật ở chợ chứa axit nucleic của virus corona.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet ngày 29/1 của nhóm nhà khoa học thuộc Học viện Y khoa Sơn Đông, Trung Quốc, chủng virus corona mới rất giống với chủng virus corona gây bệnh SARS. Mặc dù được cho là vật chủ đầu tiên gây ra dịch, dơi không được bày bán tại chợ Hoa Nam và chúng đang trong thời gian ngủ đông khi dịch bùng phát. Điều này càng củng cố giả thuyết rằng rắn hoang dã là vật chủ trung gian lây bệnh sang người.

Điều này cho thấy việc dừng tiêu thụ động vật hoang dã có thể là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các bệnh dịch tương tự bùng phát. "Có những ổ chứa virus ẩn náu trong các loài động vật hoang dã và có nguy lây lan thành dịch bệnh ở người", Guizhen Wu thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, nói.

Virus corona được cho là xuất hiện ở Vũ Hán ngày 8/12, nhưng mãi ba tuần sau chính quyền địa phương mới thông báo cho người dân. Họ còn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của dịch trong vài tuần sau đó.

Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng ngày 27/1 thừa nhận chính quyền thành phố đã không cung cấp thông tin kịp thời và thỏa đáng về dịch bệnh. Ông dường như muốn đẩy một phần trách nhiệm khi ám chỉ Bắc Kinh không cho phép quan chức địa phương thông báo với công chúng về dịch bệnh.

Việc chậm trễ công bố thông tin cũng từng xảy ra trong dịch SARS. Trường hợp nhiễm SARS đầu tiên được xác định ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11/2002. Tuy nhiên, ngay cả khi căn bệnh lây lan rộng khắp tỉnh Quảng Đông, truyền thông Trung Quốc vẫn bị hạn chế đưa tin, bệnh nhân và người nhà bị ngăn nói về căn bệnh. Các quan chức hạ thấp mức nghiêm trọng của vấn đề vì không muốn gây tổn hại đến kinh tế và ổn định xã hội.

Cho đến khi Tưởng Ngạn Vĩnh, bác sĩ quân y Trung Quốc về hưu, vạch trần việc che đậy này vào đầu năm 2003, phần lớn Trung Quốc và phần còn lại của thế giới mới nhận thức được mối nguy hiểm thực sự. Nhưng khi đó SARS đã lan rộng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch là "mối đe dọa toàn cầu". 8.000 người mắc bệnh trên toàn thế giới, phần lớn ở Trung Quốc. Hơn 700 người thiệt mạng ở 17 quốc gia. Chính phủ Trung Quốc sau đó xin lỗi vì thông tin chậm về dịch bệnh, bộ trưởng y tế nước này cùng thị trưởng Bắc Kinh bị cách chức.

Việc không công bố thông tin kịp thời là "không thể chấp nhận được" khi người Trung Quốc đi lại ngày càng nhiều ở trong nước và quốc tế, Peter Brookes, chuyên gia từ Heritage Foundation, viết. Để giảm thiểu sự lây lan của bất kỳ dịch bệnh nào, quốc gia có ổ dịch không chỉ phải phản ứng nhanh chóng mà còn cần minh bạch để cập nhật thông tin cho người dân và cộng đồng quốc tế.

Sự bùng phát của loại virus mới, nguy hiểm như nCoV là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Dịch đã lan sang 4 châu lục, do đó cần có sự phối hợp, hợp tác quốc tế để ngăn chặn sự lây lan ở Trung Quốc và nước ngoài.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Ngày 6/1, các quan chức Mỹ đã trực tiếp đề nghị cử một nhóm chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đến Trung Quốc để giúp ngăn chặn và tìm hiểu dịch nhưng Bắc Kinh từ chối. Mỹ sau đó tiếp tục đề nghị nhưng các quan chức Trung Quốc vẫn không chấp nhận sự giúp đỡ.

Hiện có thông tin rằng Trung Quốc đang xem xét nhận giúp đỡ từ WHO. Nếu điều này là đúng thì đây cũng mới chỉ là bước đầu tiên trong việc hợp tác quốc tế. Thái độ ban đầu của Trung Quốc đối với hỗ trợ quốc tế đã kìm chân chính họ trong việc tìm cách đối phó với dịch bệnh hiệu quả hơn. Hành động đó cũng cản trở các quan chức y tế quốc tế tìm hiểu loại virus mới này.

CDC và các quan chức y tế nước ngoài chỉ có thể dựa vào các bài báo, thông cáo báo chí của chính phủ Trung Quốc hoặc các thông tin được lan truyền nhiều nhưng chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội. Họ cần được tiếp cận nhiều thông tin hơn để tìm hiểu về dịch bệnh hay xây dựng cách xử lý hiệu quả.

"Để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới như thế này trong giai đoạn đầu, các nguyên tắc cơ bản phải áp dụng, bao gồm đảm bảo y tế công cộng tốt, minh bạch thông tin, sẵn sàng phối hợp và hợp tác quốc tế ", Brookes viết. "Trung Quốc cần phải làm tốt hơn hoặc tất cả chúng ta có thể trả giá đắt".

Phương Vũ (Theo Daily Signal/Telegraph )

Anh rời EU

Hàng nghìn người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài quốc hội Anh vẫy cờ, hò reo và hát. "Đây là một ngày tuyệt vời", Tony Williams, 53 tuổi, đến từ đông nam London, nói. "Kể từ 23h, chúng tôi được tự do, chúng tôi đã làm được".

"Đối với nhiều người, đây là một khoảnh khắc hy vọng đáng kinh ngạc, khoảnh khắc mà họ từng nghĩ sẽ không bao giờ đến", Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn đầu chiến dịch Brexit, nói trong bài phát biểu tại London ngày 31/1. "Công việc của chính phủ, công việc của tôi, là khiến đất nước đoàn kết và tiến về phía trước".

Người ủng hộ Brexit tập trung ở Quảng trường Quốc hội ở London ngày 31/1. Ảnh: AFP.

Người ủng hộ Brexit tập trung ở Quảng trường Quốc hội ở London ngày 31/1. Ảnh: AFP .

Anh gia nhập EU vào năm 1973. Khủng hoảng khu vực Công ty dịch thuật Đồng Nai đồng Euro, lo ngại về nhập cư ồ ạt và tính toán sai lầm của cựu thủ tướng David Cameron đã dẫn đến tỷ lệ bỏ phiếu 52% ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Brexit vốn được lên kế hoạch xảy ra vào ngày 29/3/2019, hai năm sau khi cựu thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, cơ chế quy định cách quốc gia thành viên rời khỏi khối. Nhưng thời hạn này đã bị trì hoãn nhiều lần vì rắc rối trong việc thiết lập thỏa thuận với EU, quy định các khía cạnh trong quan hệ Anh - EU hậu Brexit.

Nữ hoàng Elizabeth II phê chuẩn Brexit hôm 23/1, sau khi quốc hội Anh thông qua Thỏa thuận Anh rời EU (WAB). Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua Brexit ngày 29/1. Quá trình chuyển giao sẽ kéo dài đến 31/12. Trong thời gian này, Anh vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định và luật của EU, nhưng không có tiếng nói trong mọi quyết định của khối.

Đối với những người ủng hộ, Brexit là "ngày độc lập" - lối thoát để tránh khỏi gánh nặng với liên minh. Họ hy vọng cuộc chia tay sẽ đem đến những cải cách để định hình lại nước Anh và thúc đẩy họ vượt mặt các đối thủ châu Âu.

Trong khi đó, những người phản đối nói rằng Brexit sẽ làm suy yếu phương Tây, suy yếu nền kinh tế Anh và cô lập họ. David Tucker, 75 tuổi, cho biết ông diễu hành tại London với hy vọng về viễn cảnh Anh sẽ tái gia nhập EU.

"Đây là một thảm kịch", ông nói. "Chúng ta từng là một phần của khối kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Bây giờ chúng ta chỉ là một hòn đảo hướng nội sẽ ngày càng nhỏ lại".

Phương Vũ (Theo Reuters )

Chiều nay phỏng vấn trực tuyến về bệnh viêm phổi do nCoV

Đặt câu hỏi tại đây .

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng là người trực tiếp tham gia điều trị cho hai bố con Trung Quốc mắc viêm phổi do nCoV tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23/1. Người con 28 tuổi hiện đã khỏi bệnh, người bố 66 tuổi đang hồi phục tốt song vẫn còn dương tính với nCoV.

Viện Pasteur TP HCM là một trong 3 nơi chịu trách nhiệm xét nghiệm chẩn đoán nCov của cả nước.

Phó giáo sư Phan Trọng Lân, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cùng các đồng nghiệp đã có bài báo cáo đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới The New England Journal of Medicine (NEJM) về trường hợp nCoV lây từ người sang người của hai cha con Trung Quốc.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 5 ca dương tính với virus nCoV gây bệnh viêm phổi cấp, trong đó có hai bố con người Trung Quốc và 3 người Việt từ thành phố Vũ Hán trở về nước. 97 người nghi nhiễm nCoV được cách ly, trong đó 65 người đã có kết quả âm tính với virus và có thể xuất viện, 32 người tiếp tục theo dõi cách ly.

nCoV là chủng virus thuộc họ Corona hoàn toàn mới, Công ty dịch thuật Đồng Nai gây viêm đường hô hấp cấp, chưa có vắcxin cũng như phác đồ điều trị. Cơ chế lây nhiễm và những yếu tố dịch tễ liên quan đến nCoV vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Bệnh viêm phổi do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Bệnh đang lan nhanh khắp thế giới. Tính đến sáng 1/2, Trung Quốc ghi nhận hơn 10.000 người mắc bệnh, 259 trường hợp tử vong. Nhiều nước khác đã xuất hiện các ca bệnh, chủ yếu là những người trở về từ Trung Quốc hoặc người Trung Quốc đi du lịch. Toàn thế giới có gần 12.000 người nhiễm nCoV.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Chiều 31/1 Bộ Y tế họp báo khuyến cáo không nên đến nơi đông người, không khuyên cho học sinh nghỉ học.

45 đội phản ứng nhanh chống dịch nCoV được lập tại hàng chục bệnh viện lớn và viện quân y, mỗi đội gồm ít nhất hai bác sĩ và xe cứu thương, sẽ cơ động tới mọi địa bàn.

Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng 19003228 cung cấp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV. Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố có cửa khẩu áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách Trung Quốc nhập cảnh từ 0h ngày 25/1.

Lê Phương

Người dân tự đến viện khám virus nCoV

Người dân tự đến viện khám virus nCoV - VnExpress Công ty dịch thuật Đồng Nai
VnExpress
   

Người dân tự đến viện khám virus nCoV

Video Viêm phổi Vũ Hán
Hà NộiMột số người dân và người nước ngoài tự đến bệnh viện Nhiệt đới TW để khám do có biểu hiện cúm và từng đi qua vùng dịch viêm phổi nCoV.

Nguyễn Bắc

Thời sự Thứ bảy, 1/2/2020, 06:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

 

Số người chết vì viêm phổi Vũ Hán tăng lên 259

Trong bản cập nhật hàng ngày, ủy ban y tế tỉnh Hồ Bắc hôm nay cho biết có thêm 46 ca tử vong, thêm 1.347 ca dương tính với virus nCoV tại tỉnh này. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, ghi nhận 576 ca nhiễm mới và 33 người tử vong.

Tổng cộng 11.943 người nhiễm dịch trên toàn thế giới.

Nhaan viên y tế và bệnh nhân tại bệnh viện ở Vũ Hán ngày 25/1. Ảnh: AFP.

Nhaan viên y tế và bệnh nhân tại bệnh viện ở Vũ Hán ngày 25/1. Ảnh: AFP .

Dịch viêm phổi cấp do virus nCoV khởi phát tại Vũ Hán tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn bộ Công ty dịch thuật Đồng Nai 31 tỉnh thành Trung Quốc. Virus nCoV có thời gian ủ bệnh trong 2-14 ngày, có thể lây lan trước khi xuất hiện các triệu chứng qua dịch thể khi ho và hắt hơi giống các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Dịch đã lan đến 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tây Ban Nha là nước mới nhất phát hiện người nhiễm bệnh.

Phương Vũ (Theo AFP )

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Con trai tỷ phú ở nhà thuê, đi tàu điện ngầm

"Tôi sống bằng tiền tự kiếm được", chàng trai 19 tuổi chia sẻ. Bố của Alexander, tỷ phú Mikhail Fridman, sở hữu khối tài sản trị giá 13,7 tỷ USD và đứng thứ 11 trong danh sách những người giàu nhất nước Nga. Tuy vậy, ông Mikhail mong muốn chuyển hết tài sản cho các quỹ từ thiện.

"Tôi sớm hiểu rằng mình sẽ không được thừa hưởng chút gì", Alexander nói.

Vì thế, năm 2019, sau khi tốt nghiệp cấp ba ở London (Anh), Alexander tự thành lập công ty phân phối hookah (còn gọi là shisha, dụng cụ hút thuốc làm bằng thủy tinh) với năm nhân viên, doanh thu đạt 405.000 USD. Tháng 2/2020, anh dự định ra mắt thêm công ty tiếp thị trực tuyến.

Alexander Fridman tự kinh doanh để độc lập tài chính. Ảnh: NDTV.

Alexander Fridman tự kinh doanh để độc lập tài chính. Ảnh: NDTV.

Một số ý kiến cho rằng Alexander vẫn hưởng lợi từ các mối quan hệ của bố song anh phủ nhận: "Quản lý của cửa hàng bán lẻ do bố tôi sở hữu sẽ không đồng ý bày sản phẩm lên kệ nếu chỉ vì tôi là con trai ông chủ".

Alexander dự định đăng ký vào Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York (Mỹ) tháng 9 này nhưng quyết định nghỉ một năm. Anh vẫn đang cân nhắc xem nên vào đại học hay dành toàn bộ thời gian cho các công ty của mình.

"Một số bạn bè của tôi tốt nghiệp Đại học Yale, giờ 23 tuổi và phải làm việc 16 tiếng mỗi ngày mới kiếm được 80.000-100.000 USD mỗi tháng", anh nói. "Bạn có thể kiếm nhiều tiền bằng cách thông minh hơn".

Trái với gia đình Alexander, nhiều tỷ phú Nga vẫn sẵn sàng để Công ty dịch thuật Đồng Nai con cái thừa kế tài sản. Năm ngoái, tỷ phú Alexey Mordashov 54 tuổi chuyển nhượng 1,7 tỷ USD cho hai con trai Kirill và Nikita. Tỷ phú Leonid Fedun 63 tuổi thì cho các con là Anton và Ekaterina hơn 1,4 tỷ USD.

Thu Nguyệt (Theo Bloomberg )

Ly tán vì dịch viêm phổi

Sindy cùng chồng là Jeff và con gái 9 tuổi Jasmine về tỉnh Hồ Bắc để nghỉ Tết cùng gia đình cô ở làng Hongtu. Tuy nhiên, kỳ nghỉ khiến họ mắc kẹt ở trung tâm của dịch viêm phổi cấp do virus nCoV gây ra và đối mặt với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" khi Sindy không được phép sơ tán về Anh cùng chồng con. Bộ Ngoại giao Anh (FCO) cho hay vì có hộ chiếu Trung Quốc nên Sindy sẽ không được lên chuyến bay chở các công dân Anh rời khỏi Vũ Hán.

Chuyến bay sẽ khởi hành vào 5h sáng 31/1 và hạ cánh vào 21h tối 30/1 (giờ Anh). Giới chức nước này dự kiến đưa khoảng 200 người Anh ở Vũ Hán và các địa phương lân cận tại tỉnh Hồ Bắc về nước. Những người này sẽ được cách ly tại một trung tâm y tế ở tây bắc Anh.

Sindy Siddle cùng chồng con. Ảnh: Guardian

Sindy Siddle cùng chồng con. Ảnh: Guardian

Trung Quốc không có chính sách song tịch. Bất kỳ công dân nào muốn có hộ chiếu từ một nước khác thì phải từ bỏ quốc tịch Trung Quốc. Nhiều người đã xoay xở để có được hai hộ chiếu một cách phi chính thức bằng cách xin cấp quốc tịch thứ hai mà không thông báo cho chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một phần do chiến dịch chống tham nhũng được đẩy mạnh, giới chức Trung Quốc đã nỗ lực trấn áp những công dân song tịch.

Là một trợ lý kế toán, Sindy, 42 tuổi, đã có visa cư trú vĩnh viễn ở Anh từ năm 2008.

"Đầu tôi quay cuồng. Thật kinh khủng", Jeff Siddle, 54 tuổi, một chuyên gia phát triển phần mềm, nói. "Thử thách này đã biến thành cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng tôi. Làm sao họ có thể đặt một gia đình vào tình thế này? Để Sindy lại Trung Quốc sẽ là điều tồi tệ nhất mà ai cũng có thể trải qua. Làm sao tôi có thể nói với Jasmine rằng mẹ của con bé phải ở lại?".

Sindy cho hay cô rất đau khổ khi biết thông tin trên. "Đây là một thời điểm rất khó khăn với chúng tôi vì con gái mới 9 tuổi và tôi không muốn con bé gặp nguy hiểm khi ở lại đây trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách để giúp con gái sơ tán, vì thế chúng tôi đã quyết định rằng Jeff và Jasmine sẽ rời đi", cô nói. "Tôi không biết nói với con gái thế nào, con bé phải rời đi mà không có mẹ".

Gia đình sống ở hạt Northumberland cho biết họ không nhận được cảnh báo nào khi bay tới Trung Quốc hôm 15/1, nhưng sau đó mắc kẹt trong dịch bệnh với 170 người đã thiệt mạng và gần 8.000 người nhiễm virus.

"Không có dấu hiệu nào cho thấy nguy hiểm. Tất cả chỉ leo thang từ khi chúng tôi đến", Jeff nói.

Một gia đình Anh khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Natalie Francis, một giáo viên mầm non 31 tuổi ở thành phố York, được thông báo rằng cậu con trai 3 tuổi của cô sẽ không được sơ tán vì mang hộ chiếu Trung Quốc.

Cậu bé được cấp quyền cư trú ở Anh theo Luật Quốc tịch 1981, nhưng Francis cho hay sáng qua, cô nhận được một cuộc điện thoại từ Bộ Ngoại giao ở London, nói rằng cô đủ điều kiện để sơ tán nhưng không được mang theo con trai.

"Họ nói bất cứ ai mang quốc tịch Trung Quốc hay quốc tịch khác sẽ không được phép rời đi. Tôi đã hỏi lại rằng 'anh muốn tôi bỏ rơi con trai ở Trung Quốc và về nước sao?'. Anh ta có thể đang cố gắng làm công việc của mình nhưng đó là một câu hỏi nực cười".

Sindy đang mắc kẹt ở làng Hongtu, gần thành phố Kinh Môn, cách Vũ Hán 3 giờ lái xe, mà không nhận được thông báo gì từ giới chức Anh ở Vũ Hán và Bắc Kinh trong vài ngày qua, do các cơ quan ngoại giao đã đóng cửa nghỉ Tết. Những công dân Anh khác ở Vũ Hán cũng bày tỏ sự bức xúc về sự thiếu rõ ràng từ chính phủ Anh.

"Phía Anh không có nhiều sự hỗ trợ", Jeff nói. "Những con đường ở làng chúng tôi không cho phép xe lưu thông, vì thế chúng tôi không thể rời khỏi làng. Chúng tôi đã không rời khỏi làng khoảng 4 ngày rồi".

Gia đình anh cuối cùng nhận được xác nhận rằng chuyến bay sơ tán công dân Anh sắp khởi hành từ Vũ Hán nhưng họ đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khác là tìm cách tới sân bay Vũ Hán cách đó 240 km khi hầu hết đường sá đều bị đóng cửa.

FCO cho biết sẽ lưu ý trên hồ sơ rằng Sindy là mẹ của một bé gái người Anh nhưng không thể chắc chắn rằng cô sẽ được sơ tán.

Anh Ngọc (Theo Guardian )

Công ty dịch thuật Đồng Nai

Trương Ngọc Ánh mong tìm được bạn đời

- Thời gian qua chị thường xuyên xuất hiện bên một nam diễn viên đàn em. Chị giải thích về mối quan hệ của cả hai thế nào?

- Nhiều năm nay tôi vẫn bị đồn là cặp với trai trẻ. Tôi không phủ nhận việc tôi thích đi với người trẻ. Tôi nghĩ trai, gái độc thân bên nhau đâu có gì là sai trái, miễn sao bản thân thấy vui vẻ, không phá hoại gia đình người khác là được. Tôi là người phụ nữ khỏe mạnh, đang ở thời kỳ sung sức. Việc quen với những người trẻ hoạt bát, có hoài bão, sự quyết liệt trong sự nghiệp mang đến cho tôi nguồn năng lượng tích cực.

Còn diễn viên đàn em hay xuất hiện cùng tôi trong các sự kiện là người làm việc trong công ty của tôi. Mối quan hệ của chúng tôi chưa đến mức phải công bố điều gì, cũng chỉ đang trong giai đoạn tìm hiểu. Nếu trong tương lai, tôi xác định mối quan hệ này chắc chắn hơn, tôi không giấu giếm Hiện tại, những ưu tiên trong cuộc sống của tôi là giáo dục con gái - Bảo Tiên - đang ở độ tuổi dậy thì, điều hành tốt công việc kinh doanh, kiếm tiền để lo cho mẹ và em trai.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh. Ảnh: T.N.A.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh. Ảnh: T.N.A.

- Phụ nữ càng thành công càng cô đơn, chị nghĩ sao về quan niệm này?

- Bạn thân của tôi - anh Chi Bảo - từng nói: "Con người ta càng đứng ở trên cao càng đơn lạnh. Nếu muốn lên cao phải học cách chấp nhận. Tôi nghĩ điều đó đúng. Mỗi lúc thấy cô đơn, tôi sẽ ở cạnh Bảo Tiên, nhìn về tương lai tốt đẹp của con gái, tôi thấy nhẹ lòng hơn. Suy nghĩ của con người rất quan trọng, quyết định mọi cảm xúc vui, buồn, cũng như cuộc đời của họ. Tôi vẫn luôn cố gắng suy nghĩ mọi điều theo hướng tích cực. Tôi chưa bao giờ rơi nước mắt vì thấy cô đơn. Tôi chỉ khóc khi nghĩ về người bố đã qua đời. Gia đình tôi mất đi Công ty dịch thuật Đồng Nai ông như nhà không có nóc. Tôi nghĩ tôi cố gắng đạt được thành công để bố mẹ được an hưởng tuổi già nhưng bố tôi lại mất sớm. Nhiều kế hoạch của gia đình tôi không thực hiện được.

- Bề ngoài chị lúc nào cũng mạnh mẽ, bên trong chị là người phụ nữ ra sao?

- Tôi không cho phép mình mềm yếu vì tôi là đầu tàu, phải lo cho hàng trăm nhân viên cũng như gia đình riêng. Nếu có một người đàn ông thật sự tốt, tôi cũng muốn yếu đuối như con mèo mướp, để được che chở. Trước kia, khi ở với anh B ảo Sơn , tôi cũng từng từ bỏ sự nghiệp đang ở đỉnh cao để làm kinh tế. Tuổi trẻ ai mà không thích sự hào quang, sự ngưỡng mộ của fan, đâu phải tôi không làm được.

Người đàn ông tôi đang tìm kiếm phải biết chia sẻ, hiểu được bạn gái mình thích gì, thói quen ra sao. Với tôi không phải cứ nhắn tin nhắc nhở ngày ăn ba bữa cơm là quan tâm, thấu hiểu. Người đó phải biết người yêu thích ăn gì, ghét cái gì. Điều kiện cần trong tình yêu chính là sự chung thủy, giữ được niềm tin của nhau.

- Điều gì từng làm chị chạnh lòng khi là mẹ đơn thân?

- Dịp cuối năm 2019, tôi dẫn Bảo Tiên đi Singapore chơi cùng bạn bè. Trong đêm Giáng sinh, bạn không đi cùng mẹ con tôi nữa mà trở về tổ chức tiệc cùng gia đình. Tôi cùng con gái đi xem vở nhạc kịch Cats . Lúc đi bộ, Bảo Tiên xin tiền tôi cho những người biểu diễn xiếc, nghệ thuật trên đường phố. Khoảnh khắc chỉ có hai mẹ con bên nhau khiến tôi chạnh lòng. Tôi cũng muốn cho Bảo Tiên một mái ấm gia đình, đêm Giáng sinh đoàn tụ bên người thân, cùng nhau mở quà. Lúc đó, tôi thật sự thèm có nhiều con, ba đứa chẳng hạn thì vui biết mấy.

- Nhìn lại chặng đường tình cảm lận đận của mình, chị thường nghĩ gì?

- Chuyện tình cảm theo tôi là duyên, nợ. Hai người nhìn bề ngoài không có một điểm gì chung từ ngoại hình, tính cách, kinh tế mà lại "ăn đời ở kiếp" với nhau. Mỗi dịp cuối năm, tôi thường ngồi nhìn lại những mối quan hệ lúc trước và nhận ra nhiều khi tôi có lỗi, cố chấp, đặt "cái tôi" quá lớn hoặc chưa coi trọng mối quan hệ. Tôi đặt ra câu hỏi tại sao để rút kinh nghiệm cho bản thân chứ không phải để nuối tiếc những gì đã qua.

Trương Ngọc Ánh mong tìm được ý trung nhân - 1

Trương Ngọc Ánh cùng con gái trong chuyến đi Singapore nghỉ lễ Giáng sinh 2019. Ảnh: T.N.A.

- Chị tận hưởng cuộc sống hiện tại như thế nào?

- Bây giờ ngoài công việc, thú vui của tôi là rủ gia đình của diễn viên Bình Minh, hoa hậu Hà Kiều Anh cùng du lịch. Con cái chúng tôi chơi cùng nhau. Mọi người kể cho nhau nghe những khó khăn, chia sẻ nỗi niềm. Thi thoảng, tôi đi tập thể dục thẩm mỹ cùng vợ Bình Minh. Tôi chú trọng chăm lo sức khỏe, đọc sách về triết học Phật giáo, để lòng được bình an.

- Năm mới, chị có mong ước gì cho công việc, tình cảm?

- Tôi mong tìm được bạn đời. Tôi nghĩ chuyện tình cảm thăng hoa thì làm việc mới tốt được. Công việc kinh doanh của tôi vẫn đang ổn định, mọi thứ đi vào guồng. Đầu năm, tôi sẽ bấm máy hai bộ phim Hương Ga phần hai và Hai Bà Trưng . Ngoài việc sản xuất phim, tôi vẫn còn ham diễn xuất. Bây giờ chỉ những vai diễn đa nhân cách hay phản diện mới khiến tôi hào hứng tham gia. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa có được kịch bản nào thích hợp cho những kiểu nhân vật này.

Trương Ngọc Ánh chia sẻ về Bông Sen Vàng
 
 
Trương Ngọc Ánh chia sẻ về Bông Sen Vàng

Trương Ngọc Ánh chia sẻ về chất lượng các diễn viên trong phim dự thi Bông Sen Vàng 2019. Video: Ân Nguyễn .

Tâm Giao

Bệnh nhân nghi nhiễm nCov khám ở đâu

Bộ Y tế ngày 28/1 yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận, phân loại người bệnh ngay từ khi đến đăng ký khám.

Người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...), bệnh viện tiến hành phân luồng và bố trí buồng khám riêng, đặc biệt lưu ý yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.

Người bệnh nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới virus Corona được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để ở khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Khi bệnh diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus mới, bệnh nhân sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.

Cụ thể:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết giường, bệnh nhân sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.

Các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona sẽ được gửi tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur TP HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus nCov ( áo sọc) trong phòng cách ly tại bệnh viện chợ Rẫy. Ảnh : Đ.H

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus nCov ( áo sọc) trong phòng cách ly tại bệnh viện chợ Rẫy. Ảnh : Đ.H

Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai hệ thống giao ban trực tuyến từ Cục Khám chữa bệnh đến các bệnh viện đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV và những địa phương có thể xuất hiện ca nghi nhiễm. Hệ thống thường xuyên cập nhật, trao đổi, thống nhất phương án, phương pháp điều trị, minh bạch thông tin.

50 đội cơ động cũng được thành lập, nhằm cách ly, khử khuẩn trong quá trình điều trị tại chỗ và vận chuyển bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị các bệnh viện báo cáo nhanh số khẩu trang, máy thở, cơ số thuốc men... có khả năng đáp ứng điều trị được bao nhiêu bệnh nhân.

"Chúng ta cần tính đến khả năng mua dự trữ một số thuốc men, vật tư, thiết bị y tế đề phòng trường hợp xấu nhất", ông Trương Quốc Cường nói.

Tình huống dịch nCoV ở Việt Nam đang ở cấp độ 2 là có ca bệnh lây nhiễm tại chỗ. Việt Nam cũng đã chuẩn bị phương án để ứng phó với cấp độ 3 theo quy chuẩn ASEAN là khi có trên 20 ca nhiễm Công ty dịch thuật Đồng Nai bệnh.

Bộ Y tế đã kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trong vòng một tháng (từ ngày 24/1 đến 24/2). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thời gian kích hoạt tiếp theo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo ngành y tế kiểm soát dịch bệnh, sẵn sàng đối phó tình huống xấu nhất là có hành nghìn người dân nhiễm bệnh.

"Tinh thần phải sẵn sàng hơn hết, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ngoài các đội cơ động của Trung ương, các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó, can thiệp trên địa bàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Một nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân viêm phổi tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP

Một nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân viêm phổi tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP

Tính đến 15h20 ngày 30/1, Việt Nam ghi nhận 5 trường hợp nhiễm virus Corona (nCoV), gồm 3 người Việt Nam và 2 người Trung Quốc. Ba người Việt Nam đều sống tại Vũ Hán hai tháng, cùng trở về nước ngày 17/1 trên cùng chuyến bay.

10 ngày qua, Việt Nam đã cách ly 98 người nghi nhiễm nCoV, trong đó 50 người miền Bắc, 44 người miền Trung, 4 người miền Nam. Số bệnh nhân phải cách ly điều trị này được cộng dồn từ nhiều ngày qua trên cả nước, bao gồm người bị sốt sau khi đi về từ vùng dịch viêm phổi do nCoV ở Trung Quốc, người tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Tính đến chiều 30/1, còn 28 người đang được cách ly điều trị; 43 người có các biểu hiện triệu chứng được theo dõi sát.

Trên toàn thế giới có 7.864 trường hợp dương tính với bệnh viêm phổi Vũ Hán, 170 ca tử vong. Trong đó, riêng Trung Quốc có 7.771 bệnh nhân viêm phổi. Số ca bệnh đã vượt qua đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.

Thùy An

Công ty ngoại ở Trung Quốc gồng mình với dịch cúm Vũ Hán

Với hơn 57 triệu người tại gần 20 thành phố Trung Quốc bị phong tỏa, dịch viêm phổi Vũ Hán đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên bán lẻ, du lịch và giao thông tại Trung Quốc, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Starbucks cuối tuần trước thông báo đóng các cửa hàng và ngừng dịch vụ giao hàng tại thành phố Vũ Hán - tâm điểm của dịch bệnh, cũng như toàn tỉnh Hồ Bắc. Chuỗi cà phê này có 90 cửa hàng tại đây. Tổng cộng, Starbucks đã đóng cửa hơn nửa số cửa hàng tại Trung Quốc - thị trường lớn thứ 2 của chuỗi cà phê này. Các nhà phân tích tại William Blair cảnh báo việc này có thể khiến doanh thu của hãng mất 25 triệu USD mỗi tuần.

Một cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Ảnh: AP

Một cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Ảnh: AP

KFC và Pizza Hut cũng đóng cửa nhà hàng ở Vũ Hán. Công ty mẹ của hai thương hiệu này - Yum China cho biết sẽ tiếp tục đánh giá tình hình để "có thêm hành động" khi cần thiết.

McDonald’s đã đóng cửa cơ sở ở Vũ Hán và 4 thành phố khác thuộc Hồ Bắc. Disney đóng cửa công viên ở Thượng Hải và Hong Kong, dù đã chuẩn bị khá kỹ càng về trang trí, dịch vụ và hàng hóa ngay trước Tết Nguyên đán.

Hãng xe điện Tesla cũng khó đạt mục tiêu tăng tốc sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải. Lợi nhuận quý I của họ có thể giảm sút trong bối cảnh Tesla đang đặt cược lớn vào thị trường Trung Quốc.

Dịch cúm đang gây thêm sức ép lên doanh nghiệp ngoại tại nước này, trong bối cảnh họ vốn đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Gần hai năm qua, các công ty đa quốc gia lao đao vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Thậm chí, từ trước khi cuộc chiến này bùng nổ, họ cũng đã phải cân nhắc lại chiến lược hoạt động tại Trung Quốc.

Chi phí nhân công tăng, đối thủ địa phương ngày càng cạnh tranh khốc liệt, hệ thống quy định kém thân thiện khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Tuy nhiên, nhân lực dồi dào, hệ thống đường cao tốc và đường sắt thuận tiện, cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn khiến họ khó rời bỏ quốc gia này.

"Điều nhìn thấy rất rõ ở đây là các doanh nghiệp đang đối mặt với hàng loạt bất ổn. Và đây chỉ là thêm một rủi ro nữa mà thôi", Sameer Samana - chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Wells Fargo Investment Institute nhận định trên NYT .

Jude Blanchette - Giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược tại Washington cho biết dịch cúm bùng nổ "ở thời điểm có thể nói là tệ nhất với Trung Quốc". Tết Nguyên đán là "sự kiện kinh tế đơn lẻ lớn nhất tại Trung Quốc, với khoảng 150 tỷ USD chi ra mỗi mùa. Vì vậy, tác động kinh tế có thể rất lớn", ông cho biết.

Cổ phiếu các hãng kinh doanh hàng xa xỉ gần đây mất giá mạnh do nhà đầu tư lo ngại doanh số thấp trong mùa mua sắm vốn dĩ sẽ rất nhộn nhịp. LVMH, Kering và Richemont tuần trước đều giảm hơn 5%. Trung Quốc là thị trường béo bở của các hãng này.

Tết Nguyên đán cũng là thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển về quê. Vì vậy, dịch cúm đã khiến hàng triệu người hủy bỏ kế hoạch này. Tổng số chuyến đi tại Trung Quốc ngày mùng một Tết đã giảm gần 30% so với năm ngoái, Liu Xiaoming - Thứ trưởng Giao thông Trung Quốc cho biết. Số lượt di chuyển bằng tàu hỏa và máy bay giảm hơn 41%.

Các chuỗi khách sạn lớn, như IHG, Marriott và Accor cho biết sẽ miễn phí hủy phòng cho đến ngày 8/2 với các khách sạn tại Trung Quốc. Trung Quốc đóng góp 6% số phòng cho Hilton Worldwide và 8,5% phòng cho Marriott. Còn các hãng bay như Cathay và Qantas cho biết sẽ hoàn tiền đầy đủ cho khách đặt vé đến Trung Quốc hoặc rời nước này đến hết tháng 2.

Jake Parker - Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết: "Các thành viên của chúng tôi đang đối mặt với nhiều cấp độ gián đoạn kinh doanh, trong đó có vấn đề về chuỗi cung ứng, đóng cửa nhà máy, cửa hàng và các thách thức khác. Nếu lệnh cấm di chuyển và cách ly kéo dài, các vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng".

Thành phố Vũ Hán - tâm điểm của dịch cúm lần này đặc biệt có sức hấp dẫn với các công ty lớn, do đây là trạm trung chuyển giao thông lớn của Trung Quốc. Các đại gia sản xuất ôtô, như General Motors, Honda, Nissan đều có cửa hàng tại đây. Vũ Hán cũng là nơi nhận hơn một phần ba vốn đầu tư của Pháp vào Trung Quốc.

Renault, một trong các hãng xe có nhà máy lớn đặt tại Vũ Hán, tuần trước cho biết đang "nghiên cứu kỹ vấn đề". Nhiều nhà máy sản xuất ôtô đã đóng cửa nghỉ lễ. Peugeot cuối tuần trước cho biết sẽ đưa nhân viên và gia đình họ rời Vũ Hán.

Cummins - một công ty Mỹ sản xuất động cơ và máy phát - không biết khi nào mới có thể mở lại 7 cơ sở ở Vũ Hán, do thành phố này vẫn đang bị phong tỏa. "Chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật và đánh giá tình hình. Tôi nghĩ rằng các nơi khác cũng chung cảnh ngộ như chúng tôi mà thôi", Jon Mills - người phát ngôn của công ty cho biết.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đánh giá tác động từ dịch cúm lần này. "Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi lo ngại nó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản", Yasutoshi Nishimura - phụ trách chính sách tài khóa và kinh tế của Nhật Bản tuần này cho biết. Du khách Trung Quốc đóng góp khoảng 30% khách nước ngoài cho nước này. Các công ty Trung Quốc cũng là người mua chính linh kiện từ Nhật Bản, như thiết bị bán dẫn và ống kính.

Bernard Arnault - CEO LVMH đã yêu cầu chi nhánh Trung Quốc báo cáo tác động của dịch bệnh. Nếu hậu quả của đợt bùng phát này kéo dài đến tháng 3, điều đó sẽ không quá kinh khủng, Arnault cho biết trên WSJ . "Nhưng nếu nó kéo dài 2 năm, đó lại là một câu chuyện khác", ông Công ty dịch thuật Đồng Nai nói.

Hà Thu (tổng hợp)