Không có bằng chứng thuốc tránh thai làm tăng cân
Thuốc tránh thai là tên chung cho một nhóm thuốc để ngăn ngừa, ngăn chặn và phòng tránh việc hình thành bào thai khi quan hệ tình dục. Đây là một trong những phương pháp “kế hoạch hóa gia đình” hiệu quả nhất thông qua cơ chế điều hòa kinh nguyệt hay khắc phục chứng nam hóa do buồng trứng sản xuất quá nhiều androgen. Tuy mang lại nhiều lợi ích song thuốc tránh thai lại bị đổ lỗi làm tăng cân, ô nhiễm nguồn nước, tác động tới hôn nhân, gây suy giảm ham muốn tình dục, thậm chí còn bị buộc tội làm cho phụ nữ xấu đi dưới con mắt đàn ông. Nhiều phụ nữ còn phàn nàn làm tăng cân vì có chứa estrogen và progesterone, điều này đã được cảnh báo trên nhãn mác thuốc.
Maria Gallo, chuyên gia nội tiết ở Đại học Ohio (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu vừa được công bố trên trang tin BBC. com cho hay, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu người ta vẫn không tìm thấy bằng chứng làm tăng cân của thuốc tránh thai. Cụ thể, sau khi xem xét 49 nghiên cứu về thuốc tránh thai kết hợp thì “không hề thấy có tác dụng phụ nghiêm trọng”. Thực ra giả thiết tăng cân sau khi dùng thuốc tránh thai cũng giống như dùng một loại thuốc mới, hiện tượng này được ví là apophenia (ảo quan) khi so sánh tác dụng phụ của thuốc tránh thai nếu nhìn qua khuôn mặt. Trong trường hợp thuốc tránh thai, Gallo cho rằng người dùng chỉ tăng nửa kg mỗi năm trong phần còn lại của cuộc đời, bắt đầu từ tuổi trưởng thành sớm. Thay vì làm tăng cân thuốc tránh thai lại thay đổi hình dạng và thành phần cơ thể phụ nữ theo một cách rất lạ, tăng ít cơ bắp, giữ nước và lưu chất béo.
Ba cách thuốc tránh thai làm thay đổi hình dạng phụ nữ
Hiện tượng tăng cơ ít:
Vào năm 2009, trong khi nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc gen lên khả năng tăng cơ thông qua việc tập thể dục, bác sĩ sinh lý Steven Riechman thuộc Đại học Texas A&M, Mỹ (TAMU) đã tình cờ phát hiện ra tác động không ngờ của thuốc tránh thai. Sau khi phân tích ở nhóm đàn ông và phụ nữ sau 10 tuần luyện tập thể thao chậm, như nâng tạ, tập hình thể... đồng thời có tính đến các yếu tố như lối sống, các loại thuốc đang sử dụng. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những phụ nữ dich thuat binh duong dùng thuốc tránh thai tăng cơ ít hơn 40% so với những người không dùng thuốc. Phân tích sâu hơn, Riechman và các cộng sự phát hiện ra rằng hormone progesterone nhân tạo có trong thuốc tránh thai là thủ phạm. Tuy cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa nhưng ban đầu đã phát hiện thấy mối liên quan giữa thuốc tránh thai và sự tăng giảm cơ bắp ở phụ nữ.
Từ lâu, khoa học đã biết rằng đàn ông tăng cơ bắp tự nhiên nhiều hơn phụ nữ. Ví dụ, đàn ông có trung bình 33kg cơ bắp so với 21kg ở phụ nữ. Đơn giản, nam giới cao hơn và nặng hơn, ngoài ra đàn ông có nhiều hormon anabolic trong tĩnh mạch, và một loại steroid quan trọng ít biết có tên DHEA. Nó được tiết ra bởi tuyến thượng thận, tham gia vào mọi thứ, từ việc giữ cho xương chắc khỏe cho đến duy trì sức khỏe hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong khi đó, phụ nữ cũng sản sinh ra hormon đồng hóa nhưng khi dùng thuốc tránh thai có nồng độ DHEA thấp thì việc tăng cơ bắp lại giảm, nhưng chỉ ở nhóm dùng thuốc tránh thai có chứa progesterone nhân tạo liên kết với một protein tương tự. Vì vậy khoa học cho rằng progesterone chính là thủ phạm, ngăn chặn các tín hiệu để gia tăng thêm cơ bắp ở phụ nữ.
Tích lũy chất béo:
Giống như tác động đến tỉ lệ cơ bắp, thuốc tránh thai còn ảnh hưởng đến vị trí mỡ trong cơ thể. Ở tuổi dậy thì, các hormone estrogen và progesterone được xem là liên quan đến việc phát triển các đặc đặc tính nữ tính điển hình, như hông nở và ngực nở, chủ yếu thông qua việc thay đổi cách phân bố chất béo. Các hoóc-môn này còn đảm nhận các chức năng tương tự ở nhóm người chuyển giới. Hiện tượng “đồng hồ cát” của người phụ nữ xuất hiện khi các mô mỡ khác nhau phản ứng khác nhau với các kích thích tố sinh sản nói trên. Ví dụ, mỡ dưới da xuất hiện ở quanh đùi, hông và ngực là loại mỡ chứa nhiều thụ thể estrogen.
Hiện tượng trương tế bào do thuốc tránh thai thực chất là do tích nước
Như vậy về mặt lý thuyết, sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể phụ nữ có thể làm thay đổi vị trí tích mỡ trong cơ thể. Bởi vậy, các loại thuốc tránh thai có nồng độ estrogen và progesterone khác nhau thì mức độ tích mỡ trên cơ thể cũng khác nhau, khiến hình dạng có thể khác nhau.
Hiện tượng trương tế bào:
Estrogen còn tác động đến sự trao đổi nước của cơ thể khi nó kích hoạt sản sinh những loại protein nhất định trong thận. Kết quả, cơ thể giữ lại nhiều nước hơn bình thường. Lượng nước này sau đó thấm vào các tế bào mỡ, khiến chúng phình lên. Theo nghiên cứu của TAMU, estrogen tổng hợp mạnh gấp 6 - 10 lần so với estrogen tự nhiên và nếu dùng thuốc tránh thai tổng hợp hàng ngày thì mức độ của cả hai kích thích tố này sẽ tồn tại liên tục trong cơ thể. Do cơ thể phụ nữ thường tích nhiều mỡ hơn ở ngực, hông và đùi, nên các vị trí này sẽ nở ra nhiều nhất và dù không gây tăng cân, nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy cơ thể của họ khác thường, nặng nề hơn, nhất là làm bầu ngực căng phồng hơn.
Cách đây hơn một thập kỷ, các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu để kiểm chứng thuốc tránh thai có làm tăng bệnh ung thư vú hay không, đặc biệt là phát triển nhiều tế bào hơn khiến người ta có khuynh hướng dễ bị ung thư. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của 65 phụ nữ khỏe mạnh hoặc đang uống thuốc, từng uống thuốc, hoặc chưa uống thuốc bao giờ. Kết quỉa, không chỉ những người dùng thuốc có ngực lớn hơn đáng kể, mà bầu vú của phụ nữ to lên vào những thời điểm nhất định trong tháng. Riêng nhóm từng uống thuốc tránh thai thì kích thước vú lại bình thường.
BS. BÍCH KIM
( Theo BBC.com- 10/2018 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét