Theo tờ LA Times, trong khi ở Mỹ Apple chống lại lệnh của tòa yêu cầu giúp FBI unlock điện thoại thì ở Trung Quốc , Apple đã tuân theo những quy định về bảo mật thông tin của chính phủ nước này từ lâu. LA Times nói rằng kể từ lúc iPhone bắt đầu có mặt ở nước này 7 năm trước, Apple đã kiểm duyệt những ứng dụng không tuân thủ luật pháp của Trung Quốc. Ngoài ra, hãng cũng di chuyển dữ liệu của người dùng Trung Quốc về chứa trên các server đặt trong nước với đường truyền được cung cấp bởi China Telecom - một nhà mạng thuộc sở hữu của chính quyền. Apple cũng từng đáp lại những yêu cầu kiểm định thông tin và thanh tra về bảo mật theo luật của Trung Quốc.
LA Times cho hay lần gần đây nhất mà Apple phải nhận những ý kiến tiêu cực ở Trung Quốc đó là sau vụ Edward Snowden năm 2013. Vào thời điểm đó, giới truyền thông Trung Quốc đã đặt ra nhiều câu hỏi về tính bảo mật và khả năng theo dõi địa điểm của iPhone, họ thắc mắc liệu dữ liệu trong đó có bị cung cấp cho chính phủ Mỹ hay không.
Ngay sau đó, Apple thông báo họ sẽ chuyển dữ liệu của người dùng về server Trung Quốc như đã đề cập ở trên. Động thái này được các nhà phân tích nhận định là bước đi giúp xoa dịu dư luận rằng hạ tầng của Apple đã bị can thiệp bởi cơ quan tình báo Mỹ. Apple khẳng định động thái này là cần thiết nhằm cải thiện dịch vụ của hãng với lượng người dùng đang tăng nhanh tại Trung Quốc, và mọi dữ liệu trên server của hãng đã được mã hóa để ngay cả China Telecom cũng không thể truy cập vào được.
Ngay cả như thế, một số chuyên gia bảo mật vẫn cho rằng những server đó vẫn có khả năng bị xâm nhập vào. Jonathan Zdziarski, một chuyên gia về bảo mật iPhone, cho hay: "Dù cho Apple có đang chứa dữ liệu gì trên các server ở Trung Quốc đi nữa thì nó cũng có khả năng bị tịch thu hay phân tích". Ở Mỹ cũng thế, chỉ khác là ở Mỹ thì bạn sẽ dịch thuật đà nẵng cần trát của tòa, còn ở Trung Quốc thì dường như không cần.
Nhưng không chỉ có các server là có khả năng bị hack. Mã nguồn của Apple có thể bị đánh cắp khỏi một trong những nhà máy làm sản phẩm cho hãng ở Trung Quốc, hoặc bị lấy trong quá trình chính phủ nước này đi thanh tra về bảo mật thông tin. "Hầu hết những công cụ phần cứng dùng để hack iPhone trong quá khứ đều xuất phát từ Trung Quốc, và chắc hẳn phải có lý do cho việc này. Thật là ngốc khi nghĩ rằng Apple có thể thiết lập một mối quan hệ an toàn và khỏe mạnh với chính phủ Trung Quốc mà không đưa Mỹ vào một mức rủi ro nào đó".
Dù gì đi nữa thì việc đưa dữ liệu của người dùng về server Trung Quốc cũng đã giúp Apple nhanh chóng lấy lại hình ảnh của mình ở nước này cho đến tận hôm nay. Bằng chứng là mới đây hệ thống thanh toán Apple Pay đã được cấp phép cho hoạt động ở Trung Quốc, và theo tờ Economic Daily thì Apple đã tuân thủ hoàn toàn những tiêu chuẩn về bảo mật do chính phủ đề ra. Tháng 1/2015, tờ People's Daily cũng tweet một tấm hình Tim Cook bắt tay với Lu Wei, người đứng đầu cơ quan bảo mật số của Trung Quốc. Dòng tweet cho biết thêm: "Apple đã đồng ý với các biện pháp kiểm tra an ninh cả Trung Quốc, trở thành công ty nước ngoài đầu tiên đồng ý với các quy định về Quản lý an toàn số của Trung Quốc".
Apple nói điều này không có gì đặc biệt, hãng tuân thủ đầy đủ những biện pháp an ninh của tất cả mọi quốc gia mà hãng hoạt động chính thức. Tất cả mọi công ty muốn hoạt động ở Trung Quốc đều phải vượt qua những bài kiểm tra dạng này.
Trong khi đó, các chính phủ nước ngoài, trong đó có cả Nhà Trắng, thì lại phản đối những luật bảo mật mới của Trung Quốc, trong đó sử dụng các câu từ chung chung nên nhiều người lo lắng rằng chính phủ Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp mã nguồn hoặc gắn backdoor vào các sản phẩm của mình nếu muốn hoạt động ở thị trường này. Yêu cầu này cũng gần giống với việc yêu cầu dữ liệu phải được lưu trữ trên các server địa phương.
Và vụ Apple vs FBI trong mấy ngày gần đây có thể sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi bộ luật nói trên. Samm Sacks, một chuyên gia phân tích của công ty Eurasia Group, nói rằng cánh cửa để chính phủ Trung Quốc yêu cầu thâm nhập vào dữ liệu người dùng sẽ phụ thuộc nhiều vào điều gì xảy ra với Apple tại Mỹ. Nếu Apple thua FBI, Trung Quốc sẽ có thêm cớ để yêu cầu các công ty nước ngoài chứ không riêng gì Apple phải nới lỏng những biện pháp mã hóa để dễ thanh kiểm tra khi cần thiết. Bà nói thêm rằng bộ luật của Trung Quốc được thiết kế ra để chống lại những tình huống tự bảo mật như cách mà Apple làm với dữ liệu của người dùng.
Nghị sĩ Ron Wyden, bang Oregon, Mỹ, một trong những người vận động rất nhiều cho quyền riêng tư và các vấn đề công nghệ, cảnh báo FBI nên rút lui vì hành động của họ có thể được chính phủ những nước khác bắt chước. Wyden chỉ rõ Trung Quốc và Nga hoàn toàn có thể làm theo FBI và buộc Apple phải unlock iPhone trong những tình huống và vụ án khác.
Cũng cần nhấn mạnh rằng hiện chưa có thông tin nào nói về việc Apple đã từng cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc, hay giúp chính phủ Trung Quốc unlock thiết bị trong những vụ án. Cũng chưa rõ là chính phủ được phép truy cập vào những thông tin gì và những thứ gì thì không. Tuy nhiên, có thể những điều này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra, chỉ là chúng ta chưa được nghe về nó.
Wyden bình luận thêm: "Các công ty nên tuân theo luật ở mức độ mà họ có thể, nhưng không công ty nào bị buộc phải làm cho sản phẩm của mình trở nên kém an toàn hơn. Trong dài hạn, người thua cuộc thật sự chính là sự an toàn của công dân Mỹ." Ông cũng nói FBI đang dựa vào một luật đã có từ 230 năm trước để ép FBI phải giúp mình, và luật này có thể không còn phù hợp trong kỉ nguyên số ngày nay. "Nếu tòa bác đơn phản đối của Apple, các công ty công nghệ sẽ làm ra những công cụ hack dành cho chính phủ trong khi họ không muốn, và điều này sẽ làm suy yếu sự an toàn số của hàng triệu người Mỹ".
Charlie Custer, một cây viết và chuyên gia công nghệ ở Trung Quốc, kết lại bài viết của LA Times bằng nhận xét: "Rõ ràng tất cả mọi công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc sẽ cần phải hi sinh một thứ gì đó với chính phủ, đổi lại họ sẽ được đưa sản phẩm của mình vào thị trường này. Tôi nghĩ sẽ thật tốt nếu tất cả mọi tập đoàn toàn cầu làm theo cách mà Google đã làm, nhưng sẽ không thực tế nếu tôi hi vọng điều này sẽ diễn ra, nhất là với những công ty như Apple vốn xem Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu".
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018
Ở Trung Quốc, Apple chứa dữ liệu trên các server địa phương và "tuân thủ đầy đủ biện pháp an ninh"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét