Có lần tôi thấy thuốc còn chảy cả xuống họng buộc phải nuốt. Vậy có cách nhỏ nào cho hiệu quả?
Nguyễn Quỳnh Trang (Hải Phòng)
Thuốc nhỏ mắt là thuốc dùng tại chỗ để chữa các bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường diễn ra tại đó như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm tuyến lệ...
Để điều trị các bệnh về mắt có rất nhiều loại như: thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (chloramphenicol, tetracyclin, gentamycin...), thuốc chống viêm, chống dị ứng (prednisolon, fluorocortison...)...
Muốn thuốc không trào ra ngoài nhiều, cần nhỏ đúng liều lượng. Thông thường 1- 2 giọt/1 lần nhỏ (tùy theo chỉ định của bác sĩ). Khi nhỏ không nên nhắm ngay mắt lại, vì nếu nhắm ngay lại thuốc sẽ bị trào ngay ra ngoài. Không nên nhỏ quá liều (thường người bệnh hay nhỏ một lúc 3 - 4 giọt cho chắc chắn hoặc cứ bóp thuốc xuống ồ ạt) và không có thao tác đúng làm cho thuốc dễ chảy ra ngoài và chảy xuống miệng. Như vậy sẽ không làm cho thuốc có tác dụng tại chỗ cần, không chữa được bệnh tốt tại mắt mà lại có hại cho toàn thân, nhất là với các thuốc chứa corticoid, dùng dài ngày...
Để dịch thuật công chứng sài gòn thuốc trào ra ngoài hay chảy xuống miệng thì tư thế nhỏ mắt rất quan trọng. Tư thế tốt nhất là khi nằm cho đầu ngửa ra, mở mắt hoặc tốt nhất là nhờ 1 người khác vành mắt ra, dùng 2 ngón tay bóp khẽ lọ thuốc, cho thuốc rơi gọn vào mắt đúng 1 hoặc 2 giọt tùy theo hướng dẫn. Không dùng cả bàn tay bóp mạnh làm cho thuốc ra quá nhiều chảy thành dòng gây quá liều. Để thuốc không xuống miệng, khi nhỏ mắt cần ấn vào cánh mũi gần góc trong của mắt từ 1 đến 2 phút... nằm yên 1 lát rồi mới ngồi dậy.
DS. Hữu Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét