Khô âm đạo, đau đầu sau khi "quan hệ"... và top 4 vấn đề sức khỏe tình dục chị em nào cũng nên biết
Khi nói đến chu kì kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh và mọi vấn đề liên quan đến chuyện tế nhị, rất nhiều chị em lấy làm xấu hổ khi nói ra cho dù bản thân rất muốn hỏi.
Thế nhưng, rõ ràng đây là vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần đóng vai trò quyết định trong cuộc sống của chị em. Chính bởi vậy, chuyên gia về sức khỏe phụ nữ, tiến sĩ Tania Adib, bác sĩ phụ khoa tư vấn tại The Medical Chambers ở London Kensington và Tiến sĩ Sarah Brewer, giám đốc Y tế của Healthspan, đã tiết lộ rất nhiều điều chị em muốn và cần biết về sức khỏe tình dục, trong đó có cả những lời khuyên vô cùng hữu ích.
1. Bạn có thể bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình
Dị ứng tinh dịch - thường được gọi là quá mẫn với huyết tương - thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (nhưng nam giới cũng có thể bị dịch thuật công chứng sài gòn dị ứng với tinh dịch của chính họ). Tình trạng này có thể gây ra bởi các kháng thể trong cơ thể phụ nữ khi chúng nhận ra tinh dịch là có hại và gây ra phản ứng.
Phụ nữ có thể bị viêm, cảm giác ngứa và sưng bộ phận sinh dục ngay sau khi tiếp xúc với tinh dịch. May mắn thay, các phản ứng có xu hướng nhẹ nên hiếm có trường hợp người phụ nữ bị sốc phản vệ khi dị ứng với tinh dịch của "đối tác".
Đối với những phụ nữ bị dị ứng tinh dịch, các chuyên gia đều khuyên họ nên dùng bao cao su trong mỗi lần có quan hệ tình dục. Còn nếu muốn thụ thai thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trong việc sử dụng các công nghệ sinh sản.
Dị ứng tinh dịch - thường được gọi là quá mẫn với huyết tương - thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
2. Bị đau đầu sau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn cảm thấy hơi đau đầu sau khi quan hệ tình dục, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn đã uống đủ nước chưa, vì quan hệ tình dục mạnh mẽ có thể gây ra tình trạng mất nước.
Có một hiện tượng được gọi là HAS lành tính (đau đầu liên quan đến hoạt động tình dục). HAS là một tình trạng hiếm gặp - ít hơn 3% của tất cả các cơn đau đầu được báo cáo - và nó thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, không ai chắc chắn về nguyên nhân mình đang gặp, bởi vậy nên đi khám bác sĩ nếu hiện tượng này kéo dài thường xuyên.
Một giả thuyết là sự gắng sức trong khi "quan hệ" dẫn đến các mạch máu giãn nở và cơn nhức đầu có thể xuất hiện, kéo dài 2-3 phút.
Nếu bạn cảm thấy hơi đau đầu sau khi quan hệ tình dục, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn đã uống đủ nước chưa.
3. Quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh con có thể bị đau
Câu trả lời là có thể và mức độ đau như thế nào cũng tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cố gắng quan hệ tình dục khi đã sẵn sàng vì sau khi sinh, mức estrogen của bạn rất thấp. Điều này có thể làm mỏng da âm đạo, khiến nó bị khô hơn nên "chuyện ấy" sẽ gây khó chịu.
Thông thường, cũng có người quan hệ tình dục trở lại sớm nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đợi khoảng 6 tuần sau khi sinh người phụ nữ mới nên "sinh hoạt vợ chồng" vì lúc đó cơ thể bạn đã hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
Cho con bú cũng làm giảm estrogen, do đó "chuyện vợ chồng" cũng có thể là một vấn đề đối với các bà mẹ cho con bú. Trong trường hợp này, các mẹ có thể sử dụng chất bôi trơn tan trong nước để giảm bớt các vấn đề khó chịu.
Dùng một số loại thuốc như thuốc uống thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin... cũng có thể gây ra tình trạng khô âm đạo.
4. Người phụ nữ có thể bị khô âm đạo tại bất kì thời điểm nào trong cuộc sống chứ không phải chỉ là do chuyện tình dục
Khô âm đạo là một tác dụng phụ rất phổ biến của thời kỳ mãn kinh (do thiếu hormone estrogen) - nhưng nó có thể thực sự "tấn công" người phụ nữ vào nhiều thời điểm khác của cuộc sống.
Nó có thể xảy ra sau khi mang thai và trong thời gian cho con bú, trong thời kì kinh nguyệt hoặc khi mắc các bệnh khác như vấn đề tuyến giáp, bệnh tiểu đường , thậm chí điều kiện viêm ruột. Dùng một số loại thuốc như thuốc uống thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin... cũng có thể gây ra tình trạng khô âm đạo.
Rất nhiều phụ nữ không biết rằng tình trạng khô âm đạo có thể liên quan đến nồng độ estrogen thấp - điều này làm cho âm đạo ít bị bôi trơn và co giãn hơn. Khô âm đạo không chỉ cản trở đời sống tình dục mà nó còn gây ra sự khó chịu, đau, ngứa, tiết dịch, đau nhức toàn thân...
Bởi vì lớp lót của âm đạo trở nên rất mỏng và ít co giãn, nên ma sát có thể xảy ra khiến người phụ nữ khó chịu ngay cả khi đi bộ, ngồi xuống hoặc là mặc quần không thoải mái. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến triệu chứng đường tiết niệu, đi tiểu đau, viêm bàng quang, thường xuyên bị nấm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét