Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Nhiều địa phương tổ chức hoạt động triển khai Nghị quyết số 21/NQ-TW

Hà Nam: Bồi dưỡng nghiệp vụ DS- KHHGĐ cho cộng tác viên dân số

Cộng tác viên dân số là đội ngũ quan trọng của công tác dân số ở các địa phương. Nhằm mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ này, đặc biệt để nâng cao hiệu quả công tác dân số trong giai đoạn chuyển trọng tâm chính sách từ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang Dân số và Phát triển, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Nam phối hợp với Trường cao đẳng Y tế Hà Nam tổ chức thí điểm lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dân số cho 62 cộng tác viên dân số các thôn, xóm của huyện Lý Nhân có độ tuổi dưới 55 tuổi trong thời gian 3 tháng với nội dung tập trung vào những kiến thức cơ bản về Dân số học; Dân số và Phát triển; thống kê dân số; những kỹ năng về truyền thông và cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ; quản lý và tổ chức thực hiện công tác dân số và phát triển...

Vĩnh Phúc: Thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Nghị quyết số 21-NQ/TW chỉ rõ, một trong những hạn chế của công tác dân số trong thời gian qua là mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Trong đó, Vĩnh Phúc thuộc top 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Để hạn chế tình trạng này cũng như góp phần thực hiện mục tiêu của cả nước đến năm 2030 đạt tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống, Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tình trạng này như đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản; khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; quản lý chặt chẽ các cơ sở phòng khám hành nghề y tế tư nhân trong việc khám, siêu âm giới tính thai nhi, có chính sách cho các gia đình sinh hai con một bề là gái và chế độ chính sách khuyến khích cho các cháu gái trong các gia đình sinh hai con một bề là gái; có chế độ an sinh xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng người già...

Nhiều địa phương tổ chức hoạt động triển khai Nghị quyết số 21/NQ-TW Cần sớm trang bị kiến thức về SKSS cho vị thành niên và thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Phú Thọ: Công nghệ hóa quy trình đăng ký và quản lý hộ tịch

Đến nay, tại tỉnh Phú Thọ đã có 13/13 huyện, thành, thị và 224/277 xã, phường, thị trấn đã được trang bị máy tính, kết nối mạng internet, máy in và sử dụng phần mềm quản lý hộ tịch. Việc làm này đã giúp công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương và giải quyết tốt các yêu cầu hợp pháp của công dân trong việc đăng ký khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, cải chính hộ tịch... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan vẫn còn một số hạn chế, khó khăn về nhân lực, thiết bị, trình độ cán bộ cần khắc phục để việc đăng ký và quản lý hộ tịch ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, tạo nền tảng tiến tới thực hiện quản lý dân cư văn phòng dịch thuật bình dương bằng số định danh cá nhân, phấn đấu đến năm 2030, 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc, xóa bỏ tình trạng công dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ... như trong Nghị quyết số 21-NQ/TW đã chỉ rõ.

Bắc Giang: Áp dụng nhiều hình thức nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Truyền thông về sức khỏe sinh sản cho VTN/TN giúp lứa tuổi này có những hiểu biết về sức khỏe của bản thân là một trong những vấn đề cần thiết để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn và chuẩn bị tốt cho hôn nhân trong tương lai, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bà Lê Tố Quyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh Bắc Giang triển khai kế hoạch tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 và tập trung vào 3 mô hình truyền thông chuyên biệt: Mô hình truyền thông cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho thanh niên lao động tại các khu/cụm công nghiệp; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; mô hình truyền thông về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN/TN trong trường học. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình truyền thông về dân số, chăm sóc SKSS cho VTN/TN trong trường học...

Nguyệt Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét