Những pha hạ cánh đáng sợ nhất lịch sử của máy bay chở khách
Mặc dù di chuyển bằng đường hàng không luôn là sự ưu tiên hàng đầu, nhưng nhiều sự cố khiến các máy bay chở khách buộc phải hạ cánh khẩn cấp bằng mũi, bằng bụng, hạ cánh khi mất bánh xe, hỏng càng,... khiến nhiều người không khỏi lo sợ.
Tối 29/11, máy bay số hiệu VJ 356 của hãng hàng không Vietjet Air khởi hành từ Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột đã gặp sự cố trong quá trình tiếp đất tại sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Trước tình hình khẩn cấp, toàn bộ hành khách được lệnh bỏ lại hành lý và thoát ra bằng cửa thoát hiểm.
Trong lịch sử các hãng hàng không trên thế giới cũng từng có không ít sự cố tiếp đất của các máy bay thương mại khiến hành khách thót tim.
Máy bay hạ cánh mà không có bánh trước
Tháng 8/2018, một máy bay Airbus 320 của Capital Airlines từ Bắc Kinh dự định hạ cánh ở Macau thì gió mạnh đột ngột khiến bộ phận hạ cánh trước máy bay bị hỏng nặng. Các mảnh vỡ bay vào trong động cơ và phi công phải hạ cánh khẩn cấp mà không có bánh trước. 5 hành khách bị thương nhẹ trong số 157 hành khách và phi hành đoàn.
Một máy bay của hãng Capital Airlines .
Máy bay hạ cánh bằng bụng
Vào tháng 5/2018, một sự cố hy hữu xảy ra đối với chiếc máy bay chở khách cỡ lớn A-330-200 của hãng hàng không Saudi Arabia, nó đã thực hiện pha hạ cánh có một không hai chẳng thua kém gì chiến đấu cơ.
Theo báo cáo, càng đáp phía trước của máy bay đã bị kẹt và không thể bung ra, khiến cho chiếc phi cơ không thể tiếp đất một cách thông thường. Sau khi cố gắng tìm mọi cách khắc phục sự cố nhưng không thành công, cơ trưởng đã buộc phải thực hiện cú hạ cánh khẩn cấp bằng bụng xuống sân bay Jeddah. Được biết trước khi hạ cánh khẩn cấp thì máy bay đã lượn vòng và xả hết nhiên liệu ra ngoài, cho nên đã không phát sinh cháy nổ.
Các hành khách trên chuyến bay SV3818 được sơ tán bằng phao trượt và 4 người phải kiểm tra sức khỏe.
Chiếc máy bay chở khách cỡ lớn A-330-200 của hãng hàng không Saudi Arabia.
Máy bay hạ cánh vì cửa buồng lái vỡ, cơ phó bị hút ra ngoài
Tháng 5/2018, chiếc Airbus A319 mang số hiệu 3U8633 của hãng hàng không Sichuan Airlines của Trung Quốc đang trên hành trình nội địa từ Trùng Khánh tới tỉnh Lhasa, Tây Tạng thì buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Thành Đô sau khi cửa sổ buồng lái bên phải bất ngờ bị rơi khỏi chiếc phi cơ đang ở độ dịch thuật công chứng sài gòn cao 10.000 m.
Với bản lĩnh và cơ trí của cơ trưởng Liu 20 phút sau khi gặp sự cố, chiếc máy bay tiếp đất an toàn.
Trong cuộc phỏng vấn với Red Star News, cơ trưởng Liu Chuanjian tiết lộ chỉ vài giây sau khi cửa kính vỡ, cơ phó ngồi kế anh bị hút ra ngoài cùng với một số bộ phận của hệ thống điều khiển.
"Cửa kính chắn gió bị vỡ đột ngột tạo ra một tiếng nổ lớn. Tôi nhìn sang bên và thấy nửa cơ thể của cơ phó bị hút ra ngoài. May mắn là dây an toàn của anh ấy được buộc chặt", Liu nhớ lại. "Việc áp suất bị giảm đột ngột và nhiệt độ thấp khiến tôi khó chịu và rất khó để thao tác khi máy bay bay với tốc độ 900 km/h ở độ cao như vậy", viên cơ trưởng cho hay.
Kính buồng lái máy bay bị vỡ.
Máy bay bốc cháy khi hạ cánh
Tháng 8/2016, máy bay EK521 của hãng hàng không Emirates gặp sự cố khi hạ cánh, bốc cháy khiến 13 người bị thương. Tất cả khoảng 300 hành khách thoát khỏi máy bay nhưng hành lý bị thiệt hại nặng.
Máy bay EK521 của hãng hàng không Emirates.
Máy bay rụng bánh trước khi hạ cánh
Vào tháng 3/2016, chiếc máy bay Fokker 100 điều hành bởi hãng hàng không Kazakhstan Bek Air đi từ Kyzylorda, trong lúc chuẩn bị hạ cánh tại sân bay quốc tế Astana, phi công đã nhận ra các bánh xe phía trước bị hỏng. Sau khi xem xét, cơ trưởng quyết định tiếp đất mà không cần bộ phận hạ cánh phía trước.
Sau khi nhận được tin tức sự cố, các nhân viên sân bay bao phủ đường băng với bọt xà phòng để giảm thiểu ma sát. Chiếc máy bay hạ cánh xuống trễ hơn khoảng 45 phút so với dự kiến sau khi bay vài vòng quanh sân bay.
Tất cả 116 hành khách và năm thành viên phi hành đoàn trên máy bay Bek Air đã hạ cánh an toàn và không có chấn thương gì.
Máy bay Fokker 100 sau khi hạ cánh.
Chuyến bay của British Airways
Tháng 1/2008, chuyến bay 38 của British Airways chỉ cách sân bay Heathrow 3km khi động cơ không nhận lệnh điều khiển từ phi hành đoàn. Một tảng băng trong đường dẫn nhiên liệu đã gây tắc nghẽn dòng chảy.
Máy bay đã hạ cánh chật vật trên đoạn đường 270m của sân băng, nhưng chỉ một hành khách bị thương nhẹ.
Chuyến bay 38 của British Airways
Aloha Airlines hạ cánh khẩn cấp vì mất mảng mái
Năm 1988, một chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Aloha Airlines chở 90 người trên khoang, đang trên đường tới Honolulu ở độ cao 7,3km, khi một mảng mái máy bay tung ra.
Vụ nổ áp suất đã xé tung một mảng lớn hơn của mái, hút nữ tiếp viên 57 tuổi từ ghế ra ngoài máy bay.
May mắn là tất cả các hành khách còn lại đều thắt dây an toàn, và phi công Robert Schornstheimer đã hạ cánh thành không 13 phút sau, đảm bảo không có thêm hành khách nào thiệt mạng.
Aloha Airlines hạ cánh khẩn cấp vì mất mảng mái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét