Vụ chồng cũ tố vợ đập phá giành quyền nuôi con: Bác đơn khởi kiện của người mẹ, giao con cho bố chăm sóc
Khởi kiện ra tòa để giành lại quyền nuôi bé gái 7 tuổi, người mẹ cho rằng gia đình chồng cũ cản trở mình quay về thăm con và được tòa án cấp sơ thẩm chấp thuận. Qua xác minh, chứng cứ của người mẹ cung cấp chưa chính xác, cấp phúc thẩm đã bác đơn khởi kiện của người mẹ, trao quyền nuôi con cho người bố chăm sóc.
Ly kỳ vụ vợ chồng giành quyền nuôi con gái 7 tuổi
Liên quan đến vụ việc tranh giành quyền nuôi con là bé T. (7 tuổi) giữa bà N.T.H và ông H.H.N (ngụ Bình Thạnh), ngày 30/11, TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên tòa phúc thẩm đưa vụ việc ra xét xử (vụ việc đã được đưa ra xét xử phúc phẩm nhiều lần trước đó).
Theo nội dung vụ việc, năm 2017, vợ chồng ông N. và bà H. ly hôn, hai bên tự thỏa thuận giao bé T. (SN 2011) cho ông N. chăm sóc. Bà H. có quyền thăm con vào thứ 7, chủ nhật trong tuần.
Vì cho rằng ông N. cản trở khi bà H. đến thăm con, nghi ngờ không cho bé T. đi học nên bà H. nộp đơn khởi kiện, yêu cầu giành quyền nuôi con.
Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND quận Bình Thạnh đã quyết định trao quyền nuôi bé T. cho bà H. chăm sóc.
Sau đó, ông N. kháng cáo, yêu cầu bác đơn khởi kiện của bà H., sửa nội dung bản án sơ thẩm, trao quyền nuôi bé T. cho ông N. Đồng thời, ông N. mong muốn hạn chế quyền thăm con của bà H. đối với dịch thuật công chứng sài gòn bé T.
Có mặt tại phiên tòa phúc thẩm sáng 30/11, bà H. tiếp tục cho biết bà bị gia đình ông N. cản trở khi đến thăm con, bà nghi ngờ bé T. không được đi học, bị lạm dụng..., bà H. không biết được nơi ở, nơi học tập của bé T. nên yêu cầu HĐXX trao quyền nuôi con cho bà.
Trong khi đó, ông N. lại cung cấp các chứng cứ chứng minh bé T. đang được đi học ở một trường quốc tế, nơi ở rõ ràng và cho biết bà H. có hành vi đập phá nơi ở của gia đình ông làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé T. cho HĐXX.
Sau khi ly hôn, cả 2 vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi bé gái 7 tuổi.
Người mẹ giả mạo giấy tờ, đập phá khi đến thăm con
Sau quá trình mở phiên tòa phúc thẩm xét xử nhiều lần, TAND TP.HCM nhận định việc bà H. trình bày nhiều vấn đề không đúng, giả mạo giấy tờ, đập phá đồ đạc khi đến thăm con.
Cụ thể, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 6/8/2018, bà H. thừa nhận có đến thăm và gặp được bé T. vào các ngày 21, 22/1/2017. Điều này thể hiện việc bà H. trình bày ở đơn khởi kiện giành quyền nuôi con do không được đến thăm con là chưa phản ánh toàn bộ thực tế.
Sau ly hôn, bà H. có đến thăm con vào các ngày thứ 7, chủ nhật theo bản án ly hôn của TAND quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, theo kết quả xác minh của tòa từ Công an phường 17, quận Bình Thạnh cho biết bà H. có hành vi gây rối, đập phá tài sản khi đến thăm con.
Những hành vi gây rối của bà H. ảnh hưởng đến con chung và những người đang sinh sống tại nhà ông N., vi phạm nghĩa vụ của người không được trực tiếp nuôi con theo luật Hôn nhân gia đình.
Đối với ông N., vì lo sợ bà H. tiếp tục gây rối, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, tâm lý của con chung nên đã từ chối cung cấp địa chỉ của con chung cho bà H. cũng đã vi phạm nghĩa vụ không cản trở bà H. trong việc chăm sóc con chung.
Như vậy, HĐXX xét thấy cả ông N. và bà H. đều vi phạm nghĩa vụ chăm sóc con chung sau ly hôn. Nên việc cấp sơ thẩm cho rằng chỉ có ông N. vi phạm là thiếu chính xác.
Trên thực tế, cho đến tháng 2/2018, bà H. có hành vi đập phá nơi con chung cùng ông N. sinh sống dẫn đến việc bé gái 7 tuổi có những biểu hiện tâm lý bất ổn. Ông N. cũng đã cùng con gái chuyển đi nơi khác sống. Đến đầu tháng 11/2018, khi tiếp xúc với bé gái 7 tuổi, bé phát triển bình thường, sức khỏe tốt, tâm lý ổn định.
Bà H. có hành vi gây rối, đập phá khi đến thăm con được TAND TP.HCM xác minh từ phía chính quyền địa phương.
Điều kiện về thu nhập, để chứng minh cho điều kiện của mình, bà H. cung cấp chứng cứ hợp đồng lao động với một công ty với mức lương 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, dựa vào các chứng cứ TAND thu thập được chứng minh hợp đồng lao động của bà H. là giả mạo.
Ngoài ra, bà H. có nộp sao kê tài khoản ngân hàng từ 12/2017 đến 9/2018 để chứng minh cho thu nhập của mình. Nhưng số dư đầu và cuối mỗi kỳ của bà H. đều dưới 7 triệu đồng.
Trong khi đó, ông N. cung cấp được mức lương chính thức 20 triệu đồng/tháng cùng trợ cấp của công ty khoảng 18 triệu đồng/tháng.
Điều kiện về nơi ở, bà H. hiện đang ở nhà thuê tại quận 7, đồng thời cũng là cơ sở kinh doanh với một bé 17 tháng tuổi cùng người giúp việc.
Ông N. hiện đang sống tại nhà ở quận 9, ông có sự hỗ trợ chăm sóc con gái 7 tuổi từ ông bà nội và người em gái của mình.
Như vậy, khi so sánh về điều kiện vật chất, chỗ ở ông N. có điều kiện vượt trội hơn so với bà H.
Cần phải đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bé gái 7 tuổi
HĐXX cũng cho biết, tại bản án sơ thẩm nhận định cả ông N. và bà H. đều đủ điều kiện để nuôi con nhưng bé gái 7 tuổi xét về giới tính nên giao cho mẹ chăm sóc.
Tuy nhiên, trong trường hợp thực tế này, bé gái 7 tuổi đang được ông N. chăm sóc tốt về mọi mặt, học tập ở một môi trường giáo dục quốc tế. Còn với bà H., hiện bà đang nuôi một con nhỏ 17 tháng tuổi cùng với mang thai dự sinh vào tháng 1/2019, nên việc giao con cho bà H. chăm sóc sẽ tạo một phần gánh nặng cho bà H.
Tính đến thời điểm xét xử phúc thẩm, bé gái đã trên 7 tuổi, khi được hỏi về nguyện vọng của bé gái, bé muốn sống chung với ông N. thay vì sống với bà H.
Với những điều kiện, phân tích như trên, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của ông N., sửa bản án sơ thẩm, giao quyền nuôi bé gái 7 tuổi cho ông N. tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bà H. có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con gái khi chung sống với ông N., có quyền thăm nuôi con mà không ai được cản trở. Nếu bà H. lợi dụng việc thăm con làm ảnh hưởng xấu đến ông N. khi chăm sóc con. Nếu có thì ông N. có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bà H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét