Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

5 sai lầm của các bà mẹ khiến trẻ hay ốm vào mùa lạnh

Ủ ấm bé quá mức

Dù trẻ em có thân nhiệt thấp hơn người lớn và cần được giữ ấm, nhưng không có nghĩa là bé cần được ủ ấm quá mức, việc này thậm chí còn có thể gây bệnh cho bé, bởi bé chưa thể tự điều hòa thân nhiệt của mình tốt như người lớn nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, ủ quá ấm sẽ làm thân nhiệt bé tăng cao, dễ gây sốt, mồ hôi ra nhiều dễ dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi…

Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ, chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt.

Giữ trẻ trong nhà không đưa ra ngoài vì sợ lạnh

Giữ bé lâu ngày trong nhà chỉ làm con trở nên yếu ớt hơn là bảo vệ bé. Bé và cả người lớn trong nhà luôn cần được “hít thở khí trời” để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Khi đưa trẻ ra ngoài, mẹ nên cho bé mặc quần áo vừa đủ ấm, thấm hút tốt, đội nón mỏng, đi tất và chú ý lau mồ hôi cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.

Thời gian để đưa trẻ dạo chơi thích hợp nhất vào mùa đông là từ 9-10 giờ sáng và khoảng 15-17 giờ chiều. Những ngày trời rét đậm hoặc có mưa phùn, mẹ không nên bế bé ra ngoài. Đồng thời, mẹ vẫn cần thực hiện việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông ở những khung thời gian trên trong khoảng 15-20 phút

Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa.

Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng vào các thiết bị này, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em.

Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, trước khi cho con ra ngoài, bố mẹ nên mặc thêm áo khoác và đi giày vào cho bé. Vì nếu trường hợp không mặc đủ ấm mà đột ngột đi ra ngoài rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ nhất là những người có sức khỏe yếu đặc biệt người già và trẻ nhỏ.

Tắm cho bé bằng nước quá nóng

Vào mùa đông, bé cần được tắm rửa bằng nước ấm, nhưng đừng vì thấy trời quá lạnh mà tự ý pha thêm nước nóng cho trẻ, vì da trẻ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, nếu mẹ thấy nước đủ ấm có nghĩa là nó đã nóng hơn so với trẻ, thế nên nếu mẹ cảm thấy nóng thì trẻ sẽ là vô dịch công chứng sài gòn cùng nóng.

Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, “Cha mẹ nên bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch trực tiếp như Beta glukan để thúc đẩy quá trình gia tăng nhanh chóng của cá tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể của hệ miễn dịch, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt.”

Imunoglukan là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng, có chứa beta (1.3/1.6) D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh.

Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin truy cập website hoặc hotline: 094 240 8866.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét