Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Tiến hành xét hỏi Vũ “nhôm” và làm rõ hành vi cố ý làm trái

Trước đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tiến hành xét hỏi bị cáo Phan Văn Anh Vũ và dành thời gian để các luật sư tham gia xét hỏi xoay quanh hành vi “Cố ý làm trái”.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ cho rằng mình không phạm tội

Trong vụ án này, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm” - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 203 tỷ đồng của DAB. Bị cáo còn có trách nhiệm bồi thường 13,4 triệu USD và hơn 90,5 tỷ đồng tiền nợ mua cổ phần của DAB. Tính đến thời điểm trước ngày phiên tòa được mở, Vũ “nhôm” đã nộp 173 tỷ đồng tiền khắc phục. Mở đầu phiên tòa, Vũ “nhôm” khẳng định nội dung bản cáo trạng của VKS tối cao nêu lên hành vi của mình là không đúng và cho rằng mình hoàn toàn không phạm tội, bản cáo trạng đã nêu oan cho bị cáo.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa.

Trước câu hỏi của HĐXX về 200 tỷ đồng mà Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập phiếu thu khống để chuyển tiền cho bị cáo, Vũ “nhôm” cho rằng đây là việc làm quan hệ dân sự giữa cá nhân bị cáo và Trần Phương Bình, hoàn toàn không liên quan đến DAB. Vũ “nhôm” lý giải, vì trong quá trình vay mượn, bị cáo không phải ký bất kỳ hồ sơ pháp lý nào về số tiền này nên đây là quan hệ dân sự. Bị cáo không tự đề xuất mua cổ phần của DAB mà do Trần Phương Bình mời. Trước HĐXX, Vũ “nhôm” cho biết, từ năm 2013 đến năm 2014, bị cáo chưa đồng ý mua cổ phần theo lời mời của bị cáo Bình. Sau đó, báo lên cấp trên và bàn với cổ đông tại Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 thì mới quyết định mua. Trả lời lý do sao không mua 40 triệu cổ phần tương đương 400 tỷ đồng mình có mà lại mua 60 triệu cổ phần, tương đương 600 tỷ đồng để rồi phải vay thêm 200 tỷ đồng, Vũ “nhôm” cho biết có từ chối, tuy nhiên, Bình nói sẽ cho bị cáo vay tiền của cá nhân Bình.

Khi HĐXX hỏi tại sao Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 chỉ có 400 tỷ đồng mà lại nhận 600 tỷ đồng, Vũ “nhôm” cho biết, về mặt giấy tờ thì Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 chuyển cho DAB 600 tỷ đồng thì DAB phải chuyển trả 600 tỷ đồng. Về nội dung này, Vũ “nhôm” cũng khẳng định rất tin tưởng và tôn trọng ông Bình, đồng thời Vũ “nhôm” cũng cho rằng 200 tỷ đồng kia là do ông Bình cho vay bằng tiền cá nhân, hoàn toàn không liên quan đến DAB. “Bị cáo thực sự bị oan, hoàn toàn không có vụ lợi. Đây là việc làm quan hệ dân sự giữa cá nhân bị cáo và anh Bình. Đến nay, gia đình và người thân bị cáo thay mặt công ty đã nộp cho Cơ quan CSĐT 173 tỷ đồng để trả lại cho anh Bình”, Phan Văn Anh Vũ trình bày. Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Đã 3 lần bị cáo trả lời trước HĐXX rằng anh Bình bảo sao bị cáo làm vậy, chứng tỏ mọi việc làm của anh Bình là sự đồng ý của bị cáo đúng không?”. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ thừa nhận nhưng lại nói: “Nếu biết anh Bình làm sai, bị cáo không làm”.

Sau khi xét hỏi bị cáo Phan Văn Anh Vũ, HĐXX đã công bố lời khai của Trần Phương Bình và Nguyễn Đức Vinh tại phiên tòa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ nghe. Chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán Phạm Lương Toản nói: “Việc oan hay không oan, quan hệ dân sự hay không, HĐXX sẽ xem xét đánh giá một cách toàn diện khi nghị án”.

Truy trách nhiệm chi lãi ngoài

Tại phiên tòa, HĐXX cũng đã dành thời gian để các luật sư tham gia xét hỏi. Điểm đáng chú ý trong các câu hỏi của các luật sư xoay quanh hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho DAB gần 468 tỷ đồng trong việc chi lãi ngoài.

Theo đó, sau khi ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/năm 2011 quy định về trần lãi suất huy động tối đa bằng Việt Nam đồng không quá 14%, tại DAB xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt để gửi ở nơi có mức lãi suất cao hơn. Trả lời thẩm vấn luật sư, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến - cựu Phó Tổng giám đốc DAB cho biết, để thu hút khách hàng quay lại gửi dịch công chứng sài gòn tiền, DAB quyết định ra chủ trương chi lãi ngoài chăm sóc khách hàng. Chủ trương chi lãi ngoài có sự bàn bạc giữa Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến. Trong việc triển khai chi lãi ngoài, bị cáo Xuyến trực tiếp triển khai. Việc trao đổi về chi trả lãi ngoài thực hiện bằng gọi điện thoại. Do có quá nhiều cuộc gọi, Xuyến nghĩ ra phương thức nhắn tin với cú pháp riêng. Nếu hội sở nhận thấy mức yêu cầu của khách hàng phù hợp thì nhắn “đồng ý”, cao quá thì nhắn “không đồng ý” hoặc yêu cầu hạ mức lãi suất cho đến khi đạt được thỏa thuận.

Từ tháng 3/2011 - 3/2012, Xuyến trực tiếp quản lý số điện thoại và trả lời tin nhắn. Từ tháng 3/2012 - 6/2014, Xuyến giao điện thoại cho Trần Quang Nghĩa - Phó Giám đốc Phòng nguồn vốn trả lời tin nhắn theo hướng dẫn của Xuyến. Bị cáo Xuyến cũng cho rằng không giao trực tiếp công việc cho Nguyễn Thị Ái Lan - cựu Trưởng phòng nguồn vốn DAB.

Tại tòa, bị cáo Ái Lan nói có biết về chủ trương chi lãi ngoài nhưng không được tham gia. Xuyến nhiều lần nói với bị cáo rằng sẽ giao việc trực tiếp cho nhân viên khối nguồn vốn. Ái Lan cho rằng mình suy nghĩ đơn giản vì nếu vi phạm Thông tư 02, bị cáo không tham gia sẽ không sao. Tuy nhiên, qua phiên tòa, bị cáo thấy mình có phần trách nhiệm.

Ngày 3/12, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo.

Thế Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét