Cô Annie, 33 tuổi, đến từ Manila, Philippines trong 2 năm 5 tháng làm giúp việc tại Đài Loan, cô đã trải qua 5 người chủ và họ đều lạm dụng tình dục cô. Annie cho hay, người chủ đầu tiên thường xuyên sàm sỡ cô, sau đó thì người này qua đời. Con trai của người chủ thứ hai cưỡng ép cô quan hệ tình dục sau đó cô cương quyết chuyển đi nơi khác.
Chủ nhân thứ 3 của Annie là một người lính cấp cao đã nghỉ hưu, ông ta bắt Annie phục vụ việc tắm rửa cho ông này dù bản thân mình có thể tự làm điều đó. Mỗi khi giúp ông chủ tắm, cô Annie lại bị người này chạm vào vùng kín nhiều lần. Khi người vợ Canada gốc Đài Loan của người đàn ông ra nước ngoài, ông chủ của Annie đã đề nghị cô trao đổi mua bán tình dục.
Nếu cô Annie cho ông ta quan hệ mỗi tháng một lần, cô sẽ được nhận 5000 Đài tệ, nếu hai lần một tháng, con số sẽ gấp đôi. Thậm chí nếu phục vụ ông ta lâu dài, Annie còn được hứa sẽ cho tiền để mua nhà ở Philippines. Sau khi cự tuyệt ông chủ thứ 3, cô Annie được nhà môi giới cho làm việc tại một gia đình khác nhưng họ cũng tìm cách sàm sỡ cô.
Nhiều lao động nhập cư ở Đài Loan làm giúp việc phải đối mặt với tình trạng bị nhà chủ sàm sỡ. Ảnh minh họa.
Khi chuyển đến nhà chủ thứ 5, trớ trêu thay, cô bị con trai của người chủ, một người đàn ông 40 tuổi hãm hiếp không dưới 3 lần. " Tôi đã trải qua điều này rất nhiều lần. Ngay cả khi tôi cầu cứu, không một ai có thể giúp tôi ", người phụ nữ 33 tuổi bật khóc nức nở nói.
Vào năm 2015, Supriyanto, một người đàn ông khỏe mạnh chưa đầy 30 tuổi đến từ Indonesia, đã chết đau đớn chỉ 4 tháng sau khi bắt đầu công việc ở trên một con tàu đánh cá Đài Loan. Những hình ảnh được Liên minh ngư dân nhập cư Yilan chia sẻ cho thấy, Supriyanto đã bị đánh đập và lạm dụng, nhưng chính quyền Đài Loan đã không điều tra đúng về cái chết của người đàn ông này và không có bất cứ sự truy tố nào. Họ chỉ kết luận người này chết vì bệnh.
Trên thực tế, không chỉ Supriyanto mà nhiều thuyền viên nhập cư khác đã bị đối xử thậm tệ, ngược đãi trong môi trường làm việc tồi tàn. Theo SCMP, vì chính sách cho các thuyền viên nhập cư tại Đài Loan không rõ ràng nên họ có thể bị phạt tiền hoặc sa thải nếu như phạm sai lầm. Thậm chí thuyền trưởng có quyền bỏ xác họ ở trên biển nếu họ chết mà không cần một lời giải thích nào.
Supriyanto chỉ còn da bọc xương trước khi chết.
Đây chỉ là hai trong số vô vàn những trường hợp người lao động nhập cư Đài Loan bị đối xử thậm tệ khi làm việc tại đây, trở thành thực trạng đáng báo động. Theo SCMP, ngày nay tại Đài Loan, có hơn 750.000 lao động nước ngoài đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất và chăm sóc người cao tuổi.
Hầu hết trong số họ đến từ Đông Nam Á, tới đây với mục đích kiếm tiền để đem đến cho gia đình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khi đó, theo Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê (DGBAS) vào tháng 6/2019, số lượng lao động nhập cư ở Đài Loan đang tiếp tục tăng với con số 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ba quốc tịch hàng đầu hiện đang làm việc tại Đài Loan theo thứ tự dân số là người Indonesia với 271.000 (38,4%), người Việt Nam ở mức 221.000 (31,4%) và người Philippines ở mức 154.000 (21,8%). Về giới tính, phụ nữ chiếm đa số, với 385.000 lao động nữ (54,6%), trong khi có 321.000 lao động nam (45,4%).
Lao động nhập cư chủ yếu ở Đài Loan là nữ.
Các lĩnh vực công việc chủ yếu là ngành sản xuất, xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc, dịch vụ. Các thành phố có nhiều lao động nhập cư nhất hiện nay là thành phố Đài Bắc, Đài Trung và Đào Viên.
Những người lao động nhập cư tại Đài Loan có một số hạn chế như thiếu kỹ năng làm việc và tính Dịch thuật tại Quảng Bình kỷ luật, trình độ giáo dục hạn chế, chưa thành thạo tiếng bản địa đã khiến họ từ lâu trở thành mục tiêu bị lạm dụng, hành hạ. Mặt tối đáng sợ nhất có thể nhìn thấy được xuất phát từ chính những đường dây môi giới việc làm. Chen Hsiu-lien, người đại diện cho Hiệp hội Lao động quốc tế Đài Loan gọi đó là gốc rễ của chế độ nô lệ hiện đại.
Các công ty môi giới này yêu cầu những người lao động nhập cư cần phải nộp cho họ đủ loại chi phí từ việc thị thực, kiểm tra y tế, đào tạo và vận chuyển. Những người lao động nhập cư thường phải đi vay nợ để đáp ứng chi phí mà nhà môi giới đưa ra và họ có những ràng buộc nhất định trong hợp đồng lao động với những người thuê họ trong những năm đầu tiên cư trú.
Đặc biệt những người lao động nước ngoài trong lĩnh vực đánh cá và chăm sóc gia đình thường không được bảo vệ bởi luật lao động Đài Loan. Họ không chỉ bị trả lương thấp dưới mức tiêu chuẩn pháp lý mà họ cũng không có bảo hiểm hay lợi ích nào đi kèm. Một số người sử dụng lao động nhập cư còn tìm cách bóc lột sức lao động của họ một cách thậm tệ nhưng trả cho họ mức lương rẻ bèo.
Các nhà môi giới ở địa phương hoặc các nước sở tại đều tìm cách khiến người lao động trả lệ phí visa cắt cổ bằng cách hứa hẹn thu nhập khủng nhưng trên thực tế lại không như vậy. Nhiều nhà môi giới hoạt động bất hợp pháp khiến người lao động nước ngoài vô tình trở thành những người nhập cư bất hợp pháp. Họ rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, phải làm việc trong điều kiện bị bóc lột nhưng không thể kêu than. Nếu bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với án tù hoặc bị trục xuất trong khi khoản nợ vẫn nặng trĩu trên vai.
Người Indonesia sang làm việc tại Đài Loan.
Theo Bộ Nội vụ, vào năm 2025, dân số Đài Loan sẽ rơi vào tình trạng già hóa với 20% dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên. Lực lượng lao động sẽ ngày càng thu hẹp và trong một tương lai không xa, Đài Loan sẽ càng phụ thuộc vào những người lao động nhập cư từ giúp việc cho đến công công nhân, ngư dân đánh cá.
Để đảm bảo số lượng lao động nhập cư đáp ứng được nhu cầu xã hội, Đài Loan cần có cơ chế tốt hơn trong việc đảm bảo quyền lợi cho những người lao động nhập cư. Vào năm 2017, Indonesia, nhà cung cấp nguồn lao động lớn nhất của Đài Loan đã đưa ra lời cảnh báo sẽ ngừng đưa người dân của họ đến Đài Loan nếu như chính quyền không tăng lương cho những người lao động Indonesia.
Theo nhiều chuyên gia, chìa khóa để đối xử tốt hơn với ngoài lao động nhập cư ở Đài Loan chính là phát triển các chương trình tuyển dụng trực tiếp và loại bỏ dần hệ thống môi giới hiện tại. Các đoàn thể bảo vệ cho những người lao động nước ngoài vẫn còn nhỏ lẻ, hoạt động vô cùng khiêm tốn. Chính vì vậy, chính quyền Đài Loan cần tạo điều kiện và hỗ trợ hơn nữa để những tổ chức, đoàn thể này được nhân rộng, phát huy vai trò của mình trong việc giúp đỡ những người lao động nhập cư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét