Xử lý nghiêm đối tượng hành hung cán bộ y tế
Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước, dành toàn bộ thời gian phát biểu tại hội trường Quốc hội để lên tiếng về vấn đề hành hung, bạo lực trong các cơ sở hành nghề y tế, theo đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên), hiện nay môi trường hành nghề của những người làm việc trong ngành y tế rất nhiều nguy cơ và thiếu an toàn. Đại biểu cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía: Về phía người bệnh và người Dịch thuật tại Thái Bình nhà người bệnh, với tâm lý lo lắng sốt ruột khi tới bệnh viện đã có những hành động nóng nảy, thái quá, đôi khi mất kiểm soát. Về phía cán bộ y tế, phải nhìn nhận lại rằng có một nguyên nhân bắt nguồn từ chính phương pháp làm việc, việc giao tiếp ứng xử với người bệnh của một số cán bộ y tế là chưa hợp lý.
Theo đại biểu, bệnh viện là môi trường rất đặc biệt, giải pháp đầu tiên là có thái độ và sự chia sẻ của cán bộ y tế, cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, không những phải giỏi về chuyên môn, có kiến thức xã hội, kiến thức tâm lý và hiểu được nỗi lo của người bệnh để có ứng xử cho phù hợp. Đồng thời, cần có cơ chế xử lý nghiêm các hành vi hành hung cán bộ y tế, bởi đây là một nghề đặc thù, hành nghề y tế là một nghề cao quý. Đặc biệt cần xây dựng một môi trường làm việc an toàn, thân thiện cùng hưởng ứng chương trình “bảo vệ blouse trắng” để những cán bộ y tế tận tâm, tận lực phục vụ người bệnh.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu.
Tăng cường năng lực toàn diện cho y tế cơ sở
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước, đại biểu Quốc hội Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) đã đề cập, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn về công tác y tế tuyến cơ sở. Theo đại biểu Dương Xuân Hòa, việc xây dựng và thực hiện mô hình 26 trạm y tế xã điểm theo nguyên lý y học gia đình đang triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình ở những nơi có điều kiện tốt. Rất nhiều trạm y tế cơ sở đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi, quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm và công tác lập hồ sơ sức khỏe cá nhân. Thực hiện nhiều giải pháp phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong dự phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát, không để bùng phát, lan rộng, triển khai đồng bộ hệ thống quản lý tiêm chủng tới tất cả các điểm tiêm chủng...
Tuy nhiên, đại biểu Dương Xuân Hòa cho rằng, so với yêu cầu nhiệm vụ thì hoạt động của tuyến y tế cơ sở vẫn còn khó khăn. Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, có sự chênh lệch lớn về chất lượng khám chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng. Mạng lưới y tế cơ sở tuy rộng khắp nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao... Đại biểu Dương Xuân Hòa kiến nghị nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện hành lang pháp lý về y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đó là đáp ứng các dịch vụ y tế cơ bản của người dân ngay tại nơi cư trú, góp phần khắc phục cơ bản tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên, xem xét, đổi mới cơ chế tài chính cho y tế cơ sở để bảo đảm đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, tăng cường năng lực toàn diện cho tuyến y tế cơ sở...
Quản lý lỏng lẻo, nhiều hệ lụy môi trường
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, thời gian qua có rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đã xảy ra, tình hình ô nhiễm không khí, đặc biệt ở thành phố lớn đã lên mức báo động đỏ. Khí thải độc hại không phải chỉ ở phương tiện giao thông đường bộ mà có đến 75% từ các nguồn thải khác. Chính vì vậy, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, cần sự can thiệp chính sách, sự phối hợp của nhiều ban, ngành địa phương mới có khả năng khắc phục vấn đề này. Không thể cải tạo không khí bằng các biện pháp đơn lẻ, như che giấu kết quả quan trắc, hay xử phạt vi phạm mà cần sự vào cuộc thực sự của cơ quan chức năng. Theo ông Hiếu, chúng ta có Quỹ bảo vệ môi trường nhưng hoạt động của Quỹ này vẫn còn nhiều băn khoăn. “Liệu chúng ta có thể đưa tiêu chí rất cụ thể cải thiện chất lượng môi trường năm sau không xấu hơn năm trước”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nêu vấn đề.
Vừa qua, vấn đề nước sạch đã tạo ra hình ảnh rất đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội như thời bao cấp để người dân đi xếp hàng hứng nước. Theo đại biểu, “sự việc này lộ ra sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý nguồn nước, tạo ra nhiều khe hở để những cho những kẻ luồn lách thu lợi trên sức khỏe người dân”. Do đó, cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật đã ký với công ty cấp nước cổ phần hóa để bảo đảm cấp nước sạch trên phạm vi cả nước, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị.
Chính phủ dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 như sau:
Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.
Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%.
Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Dương Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét