Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Sáng nay Quốc hội bàn giải pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Trong phiên thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chương trình này được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Theo báo cáo của Chính phủ, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, hơn 5.200 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên, hệ sinh thái động, thực vật phong phú. Dù có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi khó khăn, kinh tế xã hội phát triển chậm, tình trạng di cư tự phát chưa giải quyết được; một số hủ tục lạc hậu, tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn bán người qua biên giới... diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Ảnh: Ngọc Thắng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Ảnh: Ngọc Thắng

Để giải quyết thực trạng đó, Chính phủ xây dựng đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030. Giải pháp chủ yếu là xây dựng, ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

"Hệ thống chính sách dân tộc cũng được rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp thành chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021- 2030", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nói và cho biết Chính phủ đã vách ra tám dự án thành phần.

Đó là phát triển kinh tế lâm nghiệp và các dự án sản xuất tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cấp xã, thôn, bản và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn...

Chiều nay, Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về việc cho lùi thời gian Dịch thuật tại An Giang thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước; việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét