Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Bảy phương pháp dạy con chưa bao giờ lỗi thời

1. Nói "không" với trẻ

Việc nói "không" với trẻ là hoàn toàn cần thiết nếu cha mẹ muốn thiết lập kỷ luật trong nhà, nuôi dạy những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Việc nói "không" giúp trẻ không tự kiêu và nhận ra không phải mọi thứ đều quay xung quanh mình, từ đó học cách đồng cảm, chấp nhận nếu bị từ chối và học cách kiểm soát nhu cầu, cảm xúc cá nhân.

Từ chối sẽ không biến hình ảnh cha mẹ trở nên xấu xí trong mắt trẻ. Phụ huynh hãy nói "không" trong những trường hợp cụ thể, ví dụ Dịch thuật tại Lai Châu khi trẻ đòi hỏi, yêu cầu những điều không được phép.

2. Cha mẹ không phải là bạn thân của con

Trong gia đình trước kia, vai trò, vị thế của từng thành viên được phân biệt rạch ròi, theo thứ tự. Cha mẹ luôn giữ vai trò lớn nhất trong gia đình và con cái phải vâng lời cha mẹ, thể hiện sự tôn trọng thứ bậc. Ngày nay, phụ huynh cố gắng làm bạn với con để khiến trẻ cảm thấy thân thiết, gần gũi hơn, nhưng không phải lúc nào làm bạn thân của con cũng hữu ích.

Trẻ em sẽ cảm thấy an toàn hơn khi cha mẹ thiết lập quy tắc, thể hiện vị thế của người lớn. Bạn không nhất thiết quá khắt khe nhưng những giới hạn sẽ giúp trẻ học cách tôn trọng người lớn, có trách nhiệm với bản thân và khả năng độc lập.

3. Ăn cùng nhau

Các nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên ngồi ăn cùng gia đình có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần thấp hơn. Bữa ăn gia đình cho phép mọi người kết nối các thành viên trong gia đình, chia sẻ về trải nghiệm trong ngày, từ đó đưa ra lời khuyên, lời động viên và gắn bó hơn.

Nếu trẻ hình thành thói quen ăn cơm cùng gia đình, các em có cơ hội giải quyết cảm xúc tiêu cực, học về sự chia sẻ, đồng cảm và tình đoàn kết. Bữa ăn gia đình khiến trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần sau ngày dài mệt mỏi, từ đó tiếp thêm năng lượng tích cực cho các em.

Nhưng trong vài thập kỷ trước, việc nấu ăn được coi là công việc của phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta không nên áp dụng suy nghĩ này. Thời đại hiện nay, người cha hay con trai cũng có thể nấu ăn và nên san sẻ công việc nhà với những phụ nữ.

4. Khuyến khích hoạt động ngoài trời

Trẻ em ngày nay có xu hướng thu mình trong nhà, tiêu khiển bằng các thiết bị công nghệ hoặc Internet. Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng dù xã hội thay đổi theo xu hướng công nghệ hóa, trí não và sự phát triển của trẻ không có sự khác biệt so với trước kia. Điều này có nghĩa là những hoạt động ngoài trời là phương pháp hữu ích để trẻ học về bản thân và thế giới.

Những hoạt động ngoài trời giúp trẻ tìm hiểu thiên nhiên, con người, học cách làm quen, kết bạn, làm việc nhóm, phát huy tinh thần sáng tạo, độc lập và nhiều khả năng thú vị khác. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi, không nhất thiết phải giám sát trẻ để các em tự do khám phá và học hỏi từ khó khăn. Nếu trong khu vực sống không có không gian cho trẻ vui chơi, phụ huynh có thể khuyến khích con tham gia hoạt động ở trường như câu lạc bộ, thể thao, tham quan dã ngoại.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

5. Làm việc nhà

Thời đại trước kia, trong gia đình không có thiết bị công nghệ hỗ trợ việc nhà nên trẻ phụ giúp cha mẹ thực hiện những công việc này. Tuy nhiên bây giờ, sinh hoạt gia đình đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều nhờ máy hút bụi, robot lau nhà, máy rửa bát. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ thương con thường không yêu cầu con làm việc nhà dẫn đến trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng chăm lo gia đình.

Cha mẹ nên giao nhiệm vụ làm việc nhà cho con như cha mẹ thời trước đã làm, bao gồm rửa bát đũa, lau dọn phòng ngủ, giặt và phơi quần áo. Những kỹ năng này không chỉ khiến trẻ nhận ra giá trị của mình trong gia đình mà còn giúp các em xây dựng khả năng độc lập trong tương lai.

6. Trải nghiệm cảm giác nhàm chán

Khi những đứa trẻ hiện đại than thở rằng "Bố mẹ ơi con chán", nhiều bậc phụ huynh sẽ cho con chơi điện thoại, xem TV hoặc mua thêm đồ chơi mới. Tuy nhiên, sự buồn chán là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên và mang lại những giá trị hữu ích cho trẻ.

Cảm giác buồn chán kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và độc lập. Nếu mỗi khi trẻ cảm thấy chán nản, cha mẹ lập tức đưa ra gợi ý sẽ hạn chế khả năng tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề của trẻ. Thay vì vậy, phụ huynh có thể nói với trẻ rằng: "Con hãy tìm việc để làm".

7. Cho phép trẻ thất bại

Thất bại là trải nghiệm hoàn toàn bình thường trong cuộc sống, nếu muốn trưởng thành, con người luôn cần đến những vấp ngã. Cha mẹ thế hệ trước cho phép con được thử, thất bại rồi tiếp tục thử lại và đối mặt với hậu quả từ hành động của trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ có xu hướng bao bọc con, dọn sẵn đường để con không gặp phải những khó khăn, đau khổ ngoài cuộc đời. Hành động này không hề tốt cho con như cha mẹ tưởng, trái lại sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối, nhu mì và nhút nhát.

Khi trẻ gặp khó khăn, hãy để con nếm trải cảm giác thất vọng, buồn bã. Những cảm xúc này có thể gây tổn thương tinh thần, nhưng qua đó các em sẽ mạnh mẽ, tự tin hơn, rút ra kinh nghiệm cho lần sau.

Tú Anh (Theo Romper )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét