Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, ngày 5/12 hằng năm được Liên Hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế Người tình nguyện. Ngày Quốc tế Người tình nguyện là cơ hội để các tổ chức tình nguyện và tình nguyện viên cá nhân có thể thể hiện những đóng góp của mình ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế vào việc đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; đồng thời là dịp tôn vinh những người tình nguyện - những người luôn sống hết mình vì cộng đồng.
Đối với Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nói chung và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nói riêng, tình nguyện viên là linh hồn, là lực lượng quan trọng đóng góp to lớn trong các hoạt động trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mọi hoàn cảnh - từ thiên tai, thảm họa đến các tình huống xung đột vũ trang. Hiện nay trên toàn cầu có khoảng trên 14 triệu tình nguyện viên Chữ thập đỏ luôn sẵn sàng có mặt vì cộng đồng.
Ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam .
Tại Lễ phát động cuộc thi sáng 2/12, bà Trần Thu Hằng - Trưởng Ban Truyền thông và Tình nguyện viên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, cuộc thi viết “Tôi tình nguyện” 2019 bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 05/12/2019 đến hết ngày 20/4/2020. Lễ công bố và trao giải Cuộc thi tại Lễ phát động “Tháng nhân đạo” 2020 - Kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Ngày Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam (08/5/2020). Thể lệ Cuộc thi được đăng tải trên trang fanpage và Cổng thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống.
Nội dung tác phẩm dự thi là những bài viết, câu chuyện khắc họa chân dung, kể về sự hy sinh, cống hiến của những con người, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp,... mà tác giả biết và chứng kiến hoặc chính những kỷ niệm sâu sắc của tác giả trong quá trình hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng. Bài viết phải lan tỏa được thông điệp “Kết nối - Sẻ chia và Lan tỏa”. Hình thức thể hiện là những bài phản ánh, ghi chép, phóng sự, ký chân dung. Ưu tiên cao nhất cho những bài viết có tính phát hiện cao, gây ấn tượng, có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng. Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt, tối thiểu 700 từ và không quá 2.000 từ, thể hiện dưới dạng file word, có kèm ảnh (nếu gửi qua thư điện tử là file .jpg dung lượng tối thiểu 500 Kb), không giới hạn số ảnh kèm theo. Nhân vật trong bài viết phải là người thật việc thật, có tên tuổi, địa chỉ cụ thể, rõ ràng và hành động, thành tích của họ trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện. Bài viết chưa được đăng tải trên bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm văn hóa nào, chưa tham gia các cuộc thi khác; không hạn chế số lượng bài viết với mỗi tác giả.
Bà Trần Thu Hằng, Trưởng Ban Truyền thông và Tình nguyện viên thông tin về Cuộc thi viết.
Cũng tại buổi lễ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức ra mắt 02 Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội là: Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ của Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “ Mùa Thu và những người bạn ” (Hà Nội) - làm cơ sở từng bước xây dựng và nhân rộng các mô hình tình nguyện viên Chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội đa dạng các lĩnh vực hoạt động.
Được biết, những năm gần đây, phong trào và lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình ảnh và vai trò của lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ ngày càng khẳng định rõ nét hơn, sống động hơn. Hoạt động của đội ngũ tình nguyện viên Chữ thập đỏ luôn đóng vai trò nòng cốt trong công tác từ thiện, nhân đạo góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của tổ chức Hội Chữ thập đỏ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Tính đến tháng 6 năm 2019, cả nước có trên 300.000 tình nguyện viên Chữ thập đỏ, trong đó 9.596 đội, nhóm, câu lạc bộ với đa dạng các mô hình hoạt động như: Cửa hàng Chữ thập Dịch thuật Tiếng Ấn Độ đỏ, Hội chợ nhân đạo (Hà Nội, Đồng Tháp), Vườn cây nhân đạo (Trà Vinh), Đội phòng cháy, chữa cháy Chữ thập đỏ (An Giang), Đội vận động hiến mô, hiến tạng nhân đạo, Tình nguyện viên gia đình phật tử (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện (Khánh Hòa), Tình nguyện viên truyền thông, Đại sứ nhân ái (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh), các hình thức Câu lạc bộ: Blouse Trắng, Trái tim tình nguyện, Sống để yêu thương, Máu nóng tim yêu thương (Đà Nẵng)... Trong số đó, các mô hình: Bếp ăn tình thương, Tổ cấp cháo, nước sôi miễn phí, Quán cơm từ thiện, Bữa cơm cho người nghèo, Nồi cháo tình thương, Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện vẫn duy trì phát triển ngày càng lan tỏa, mở rộng và giá trị hoạt động ngày càng lớn...
Lê Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét