Phú Thọ là địa phương đầu tiên trong cả nước được UBND tỉnh phê duyệt Đề án ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Đây được coi là bước đột phá với hy vọng nâng cao chất lượng y tế của tỉnh trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Chúng tôi đã phỏng vấn BSCKII. Trần Minh Khánh - Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ về phát triển CNTT trong ngành y tế.
BSCKII. Trần Minh Khánh.
PV:
Thưa ông, ông có thể khái quát về việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế Phú Thọ hiện nay?
BSCKII. Trần Minh Khánh: Hiện nay, 100% văn bản đi, đến tại Sở Y tế Phú Thọ và các đơn vị trực thuộc đã được ban hành và lưu trữ trên môi trường mạng; có khoảng 1.200 cơ sở nhà thuốc, quầy thuốc ứng dụng CNTT trong quản lý dược và đã cài đặt, kết nối với phần mềm Quản lý dược Quốc gia. 100% cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh đã sử dụng các phần mềm CNTT trong công tác quản trị như: Quản lý nhân sự, Quản lý sức khỏe cán bộ, Quản lý điều dưỡng, Quản lý vật tư trang thiết bị y tế, Nghiên cứu khoa học, Đào tạo và chỉ đạo tuyến...
Hiện nay, các cơ sở dữ liệu về khám chữa bệnh đều được đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, thuận lợi nhất cho việc lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu khám chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh. 100% cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh/huyện đều đã sử dụng phần mềm HIS (phần mềm Quản lý bệnh viện) trong công tác quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh, đồng thời triển khai hệ thống PACS (hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh) kết nối các máy sinh ảnh với hệ thống HIS, đảm bảo kết nối 2 chiều giữa HIS và PACS để thực hiện việc ra y lệnh từ HIS sang PACS và trả kết quả tự động từ PACS sang HIS (một số cơ sở đã thay thế hoàn toàn việc in phim truyền thống sang in lưu ảnh trên đĩa, giúp tiết kiệm kinh phí, bảo vệ môi trường và lưu trữ dữ liệu lâu dài). 100% cơ sở dạng này cũng triển khai phần mềm LIS (phần mềm Quản lý xét nghiệm) kết nối các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tự động trả kết quả trên hệ thống từ LIS sang HIS, đảm bảo nhanh chóng thuận tiện, chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót. Riêng BVĐK tỉnh đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
Đối với hoạt động y tế cơ sở: 100% các đơn vị đã ứng dụng phần mềm Thống kê y tế điện tử giúp giảm thiểu tối đa các loại sổ sách, báo cáo thống kê; thông tin, số liệu báo cáo kịp thời, chính xác. Hiện nay, chúng tôi Dịch thuật tại An Giang đang chỉ đạo TTYT huyện Phù Ninh triển khai phần mềm Quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, trong đó, cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân sẽ được lấy từ nguồn dữ liệu như Thẻ BHYT của cơ quan BHXH, nguồn Quản lý dữ liệu dân cư của Công an..., sau đó được làm “giàu” dần qua những lần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Sau khi thí điểm tại Phù Ninh và rút kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mở rộng việc triển khai, phấn đấu đến cuối năm 2020, Phú Thọ có tối thiểu 90% dân cư được lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Ngoài ra, Phú Thọ cũng đang triển khai thí điểm hệ thống Telemedicine (khám chữa bệnh từ xa) tại 02 huyện Thanh Thủy và Phù Ninh, kết nối các trạm y tế với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên; sau khi rút kinh nghiệm sẽ triển khai tại 100% các huyện còn lại.
100% các đơn vị y tế cơ sở ở Phú Thọ đã ứng dụng phần mềm Thống kê y tế điện tử giúp cập nhật thông tin kịp thời, chính xác.
PV: UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt Đề án ứng dụng CNTT trong ngành y tế giai đoạn 2019 - 2025, điều này đã mở ra cơ hội và thúc đẩy sự phát triển CNTT đối với ngành. Kỳ vọng của ngành về Đề án này là gì, thưa ông?
BSCKII. Trần Minh Khánh: Chúng tôi đã hết sức chủ động tham mưu để UBND tỉnh sớm ban hành Đề án ứng dụng tổng thể CNTT trong ngành y tế tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. Đề án đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống y tế Phú Thọ hiện đại, chất lượng, công bằng, minh bạch, hiệu quả và hội nhập; giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế mọi lúc, mọi nơi, được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, suốt đời. Đến hết năm nay, chúng tôi hoàn chỉnh hạ tầng Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành y tế.
Đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng, triển khai tích hợp tất cả các nghiệp vụ của trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh có khả năng liên thông dữ liệu kết nối với các đơn vị y tế liên quan tuyến huyện, tuyến tỉnh. Triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ Y tế. Đến hết năm 2020, ít nhất 90% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe cá nhân theo quy định của Bộ Y tế. Từ năm 2021 - 2025, mỗi năm có thêm tối thiểu 2% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe cá nhân.
Đối với công tác quản lý hành nghề dược: Trong năm 2019, thực hiện kết nối liên thông vào phần mềm quản lý dược quốc gia đối với 100% cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nguồn gốc, xuất xứ, giá cả, hạn dùng thuốc, tập trung vào các thuốc phải bán theo đơn, thuốc kháng sinh và thuốc corticoid.
Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học: Đến hết năm 2020, triển khai ứng dụng công nghệ thông minh trong đào tạo, đào tạo từ xa.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Mai Hương (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét