Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch

Không ai muốn trở thành hàng xóm với một nhà máy xử lý rác thải. Nhưng nếu nhà máy đốt rác thải có thể trượt tuyết, leo trèo và đi bộ, cũng như có một quán cà phê và quán bar thì sao? Đất nước Đan Mạch đã biến điều đó thành sự thật, bằng cách biến nhà máy đốt rác thải thành một khu vui chơi giải trí ngoài trời.

Nhà máy đốt rác thải này có tên ARC (Amager Ressource Center), nằm cách thành phố Copenhagen chỉ 3 km. Nhà máy này cao hơn 120 mét, được bao phủ bởi một thảm thực vật xanh rì và trông giống như một ngọn đồi nhỏ khi nhìn từ xa. Nó cũng được người dân địa phương gọi một cách trìu mến là "CopenHill".

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 1.

CopenHill được biết đến là "nhà máy thải năng lượng sạch nhất thế giới" hay "dự án bảo vệ môi trường lớn nhất ở Đan Mạch".

Quan trọng hơn, cư dân xung quanh cũng có thể sống hòa thuận với nó, bởi vì CopenHill có "bức tường leo núi nhân tạo cao nhất thế giới", một khu trượt tuyết nhân tạo rộng 14.000 mét vuông và một loạt các không gian khác phục vụ nhu cầu thể thao và giải trí ngoài trời.

Nhà máy rác biến thành một vùng đất báu

Được thiết kế bởi công ty thiết kế BIG Architects, CopenHill có diện tích 41.000 mét vuông, và việc dạo quanh nó giống như đang đi bộ trong một công viên thành phố. Khi đứng trên tầng cao nhất, bạn có thể nhìn ra toàn bộ thành phố Copenhagen.

Mái dốc màu xanh lá cây mang tính biểu tượng của nó tạo thành một góc 45 độ. Còn mặt tiền của tòa nhà được bao phủ bằng những tấm nhôm khổng lồ cao 1,2 mét và rộng 3,3 mét. Chúng được bố trí như những viên gạch thủy tinh, xen lẫn cửa sổ kính, theo phong cách thiết kế kiến ​​trúc hình học tương lai.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 2.

Qua điều tra, BIG Architects phát hiện ra rằng vùng ngoại ô nơi CopenHill tọa lạc có rất nhiều người đam mê thể thao mạo hiểm, thích leo trèo, lướt ván... Do đó, công ty thiết kế hy vọng rằng nhà máy đốt rác thải mới có thể hòa nhập với cộng đồng địa phương và trở thành một nền tảng để mở rộng cho các hoạt động thể thao.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 3.

Bên trong CopenHill, các thiết bị phục vụ cho quá trình đốt rác thải và thiết bị phát điện được bố trí từ thấp đến cao, vì vậy mái nhà có thể được thiết kế như một sườn dốc và bức tường mặt tiền có thể được thiết kế như một khu vực leo núi ngoài trời.

Về tổng thể, sườn dốc trượt tuyết nằm tách biệt, bên cạnh là những con đường mòn để đi bộ đường dài trong một công viên, phía ngoài tường là khu vực để leo trèo.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 4.
Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 5.
Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 6.

Các con dốc để trượt tuyết trên mái nhà dài khoảng 500 mét. Các màu xanh lá cây, xanh đạm và xanh dương đại diện cho những vùng trượt với độ khó khác nhau. Chúng được thiết kế cho người mới chơi và cả dân trượt tuyết chuyên nghiệp. Bề mặt con dốc được làm bằng vật liệu đặc biệt và có thể được sử dụng để trượt tuyết quanh năm. Còn bức tường leo núi cao 85 mét ở phía ngoài là bức tường leo núi nhân tạo cao nhất thế giới.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 7.

Nếu bạn không muốn thử thách trượt tuyết và leo núi, bạn có thể đi bộ hoặc tập thể dục trên những con đường mòn trong công viên nhỏ bên cạnh các dốc trượt tuyết. Con đường mòn tươi tốt do được trồng đầy liễu, thông và cây bụi. Nếu bạn mệt mỏi, bạn có thể đến nhà hàng và quán bar ở tầng dưới để nghỉ ngơi.

Mặc dù CopenHill cung cấp vô số chức năng thể thao và giải trí, cốt lõi của nó vẫn là một nhà máy điện đốt rác thải. Bên trong nó là lò đốt, động cơ hơi nước, tua bin và các thiết bị tạo ra năng lượng khác. Toàn bộ cấu trúc bên trong luôn mở cửa cho công chúng và mọi người có thể đi vào tham quan, bằng thang máy bằng kính, để xem cách thức hoạt động của nó.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 8.

Mục tiêu của CopenHill là sử dụng 100% năng lượng tái tạo, do đó, nó sẽ đốt chất thải của hơn 500.000 cư dân và 46.000 công ty ở thành phố Copenhagen. Ngoài ra, nhà máy sẽ tái sử dụng 90% chất thải kim loại của Copenhagen và thu hồi 100 triệu lít nước dự phòng mỗi năm bằng phương pháp ngưng tụ khí thải. Ngay cả việc đốt tro dưới đáy trong lò có công suất 100.000 tấn cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho các con đường trải nhựa.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 9.

Theo các kiến trúc sư, lý do CopenHill kết hợp nhu cầu giải trí của cư dân với sản xuất năng lượng từ đốt rác thải là nhằm để làm nổi bật một khái niệm mới: "Biến việc phát triển bền vững trở thành chủ nghĩa khoái lạc".

Bjarke Ingels, người sáng lập BIG Architects, cho biết: "Một thành phố bền vững không chỉ thân thiện với môi trường mà còn phải làm cho cuộc sống của công dân trở nên phong phú và hạnh phúc hơn".

Câu chuyện cổ tích về một Đan Mạch không phát thải carbon

CopenHill không phải là nhà máy đốt rác thải cao cấp đầu tiên ở Đan Mạch. Tháp năng lượng ở thành phố Roskilde cũng là một nhà máy đốt rác thải tuyệt vời.

Bức tường bên ngoài của nhà máy áp dụng thiết kế xốp mạ nhôm đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, mọi người có thể nhìn thấy ánh sáng chiếu qua lò đốt thông qua những lỗ này, tạo cảm giác ấm áp và có chút... khoa học viễn tưởng. Nhà máy đốt rác thải này có công suất xử lý hàng năm là 350.000 tấn, cung cấp điện và nhiệt cho toàn bộ khu vực đô thị bằng cách đốt cháy rác thải của 9 thành phố xung quanh và chất thải... nhập từ nước ngoài.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 10.

Tháp năng lượng tại nhà máy thiêu hủy rác đô thị Roskilde

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc xử lý chất thải. Vào những năm 1990, Đan Mạch ban hành luật cho các nhà điều hành các cơ sở đốt rác thải, quy định rằng tất cả các cơ sở đốt rác phải sử dụng công nghệ nhiệt và điện kết hợp để sản xuất điện và năng lượng nhiệt. Theo thống kê, kể từ năm 2015, chỉ có 1% chất thải của Đan Mạch được xử lý tại các bãi chôn lấp.

Ngày nay, Đan Mạch, với dân số chỉ 5,8 triệu người, có 34 nhà máy đốt rác thải, cung cấp 4,5% điện năng của đất nước và 20% hệ thống sưởi ấm.

Việc đốt chất thải truyền thống dễ dàng tạo ra các chất gây ô nhiễm không khí. Nhưng ở Đan Mạch, việc đốt rác gần như không gây ô nhiễm do sử dụng công nghệ lọc xúc tác và công nghệ vận hành nhiệt độ cực cao với công suất lớn. Tất cả các nhà máy đốt rác thải đều có hình thức đẹp, sạch sẽ và gọn gàng, còn lượng khí thải đều được Dịch thuật tại Hà Giang quản lý theo tiêu chuẩn khí thải của EU.

Ngoài ra, "công nghệ sản xuất năng lượng đốt siêu tới hạn" do Đan Mạch phát triển có thể đốt cháy nhiều loại nhiên liệu như rác, khí tự nhiên và rơm rạ lúa mì trong cùng một lò, đồng thời tạo ra hiệu suất phát điện ròng cao tới 49%.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 11.

Chất thải sẽ được chuyển đổi thành nhiều nguồn năng lượng sau khi đốt.

Lấy CopenHill làm ví dụ, so với các nhà máy nhiệt điện than truyền thống, nó có thể giảm 107.000 tấn khí thải carbon dioxide (CO2) mỗi năm, điều này cũng sẽ làm giảm lượng khí thải nitơ oxit 85% và hàm lượng lưu huỳnh 99,5%.

Ở Đan Mạch, năng lượng tạo ra trên 2 tấn rác thải là tương đương với 1 tấn than hoặc 0,5 tấn dầu. Tỷ lệ chuyển đổi và thu hồi năng lượng nhiệt hiệu quả như vậy phụ thuộc hoàn toàn vào việc phân loại rác nghiêm ngặt trong giai đoạn đầu.

Cụ thể hơn, không như một số quốc gia chỉ phân loại rác thành 3 hoặc 4 loại, người dân Đan Mạch cần phân loại rác thành 25 loại. Bao gồm giấy, thủy tinh, nhựa, kim loại, hóa chất, điện tử, rác thải vườn, rác quá khổ... Chúng sau đó có thể được chia thành gần 50 loại và gửi đến các trạm tái chế.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 12.
Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 13.

Dấu hiệu phân loại chất thải của Đan Mạch và các thùng rác tái chế

Trước khi vứt rác, mọi người dân cũng cần chú ý đến nhiều chi tiết, chẳng hạn như phải rửa sạch đồ uống còn sót lại trong chai nhựa và tách các túi nhựa chứa rác riêng để tái chế. Thông qua sự tham gia của toàn dân trong việc phân loại rác, hiệu quả thu gom rác đã được cải thiện rất nhiều.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 14.

Ngoài ra, Đan Mạch còn có hệ thống tái chế chai nước giải khát. Trước khi mua đồ uống, người mua cần trả tiền đặt cọc trước cho vỏ chai. Sau khi uống xong, tiền đặt cọc được trả lại thông qua một máy thu gom chai rỗng.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 15.

Chai thủy tinh có thùng riêng.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 16.

Sau khi vào trạm tái chế, rác sẽ được chia nhỏ hơn nữa.

Rác được phân loại, tái chế và tái xử lý là một mắt xích trong dây chuyền tạo ra "kho báu" của Đan Mạch. Thị trưởng thành phố Copenhagen, Frank Jensen, đặt mục tiêu tới năm 2025, Copenhagen sẽ trở thành thành phố trung tính về carbon đầu tiên trên thế giới. Và lượng CO2 nơi này tạo ra có thể được bù đắp bằng cách trồng rừng và tái chế để đạt được mốc "không phát thải carbon".

Đan Mạch lo lắng về việc không đủ rác

Liên quan đến tương lai của CopenHill thì điều khó chịu duy nhất hiện nay có thể là... không có đủ rác để đốt. Nhà máy này tiêu thụ khoảng 400.000 tấn chất thải mỗi năm, nhưng 5 thành phố chịu trách nhiệm cung cấp rác cho nhà máy có thể không có nhiều rác đến như vậy.

Trượt tuyết, leo núi trên nóc nhà máy đốt rác ở Đan Mạch - Ảnh 17.

Do công suất hoạt động quá mạnh, một số nhà phân tích dự đoán rằng nhà máy sẽ không thể hoạt động đủ công suất, gây ra tổn thất vận hành. Thành phố dự kiến ​​sẽ phải nhập 90.000 đến 115.000 tấn rác từ các quốc gia khác mỗi năm để đốt nhằm tạo ra điện. Điều này là cần thiết bởi không có rác đồng nghĩa với việc sưởi ấm đô thị và cung cấp điện sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, thiếu rác giờ đang là vấn đề đáng lo ngại nhất ở Copenhagen.

Tham khảo Sohu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét