Năm 2008, Jeffrey Immelt, Tổng giám đốc tập đoàn General Electric, công ty đa quốc gia nổi tiếng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng, tài chính và tiêu dùng công nghiệp.đã chọn Vijay Govindarajan, giáo sư tại Đại học Dartmouth, làm cố vấn cho công ty về sự đổi mới. Quan điểm của GE là chỉ thích nằm ở vị trí Top 1 của bất kỳ thị trường nào và họ luôn tìm kiếm những cách thức mới để thực hiện điều này.
Để giải bài toán này, Govindarajan đã phỏng vấn các nhà lãnh đạo tư tưởng của một số thương hiệu tốt nhất trên thế giới bao gồm Pepsico, Logitech và P&G. Cuối cùng, điều ông học được là công nghệ không phải là trở ngại chính trong việc phát triển và đổi mới, thay vào đó là các vấn đề liên quan tới tư duy và cơ cấu tổ chức. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng các công ty có thể kiếm được lợi tức đầu tư tương tự hoặc tốt hơn, nếu họ triển khai những đổi mới ở các phân khúc hoặc khu vực đang phát triển thay vì chỉ tập trung hoàn toàn ở phân khúc hoặc khu vực phát triển. Chiến lược mà ông đặt ra sau đó mang tên "Cải tiến ngược" hay "Đổi mới ngược".
Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp chọn đi theo hướng này cần phải có đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ để vượt qua được ba nỗi sợ. Đó là sợ lợi nhuận thấp, sợ thương hiệu bị đố thủ lấn lướt và sợ mất vị trí lãnh đạo về công nghệ. Chỉ có thoát khỏi sự ám ảnh về đổi mới, các công ty mới có thể biến đổi các ý tưởng tưởng chừng như sẽ đòi hỏi rất nhiều nguồn vốn đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn khả thi.
GE đã áp dụng và thành công mạnh mẽ khi xâm chiếm ở các thị trường mới như Ấn Độ và Trung Quốc. Hãng giày thể thao Adidas cũng đang áp dụng chiến lược này một cách khéo léo để vươn lên trước đối thủ sừng sỏ Nike. Các sản phẩm của công ty ở phân khúc tầm trung giờ ra mắt nhanh hơn, "tắc kè" hơn và áp dụng liên tục các cải tiến về công nghệ. Mescedes cũng là một ví dụ điển hình, với các sự cải tiến, nâng cấp và thay đổi không ngừng ở phân khúc E-Class.
Còn trên thị trường smartphone, mỗi nhà sản xuất đều theo đuổi một chiến lược kinh doanh riêng để thúc đẩy doanh số và tối đa hóa lợi nhuận của mình. Có công ty nhắm vào thị trường cao cấp, bán cả thiết bị phần cứng lẫn dịch vụ như Apple; có công ty hướng vào thị trường tầm trung và giá thấp như Xiaomi; có công ty co cụm lại để chiếm lĩnh thị trường nội địa như Huawei. Nhưng có một công ty đã áp dụng thành công chiến lược đổi mới ngược này và nhiều năm qua vẫn luôn nằm ở vị trí số 1 của thị trường. Đó là Samsung.
Trong năm 2019, mặc dù có những đối thủ đã vươn lên rất nhanh như Oppo, Huawei, trong khi bối cảnh chung của cả thị trường smartphone là đã dần rơi vào tình trạng bão hòa, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vẫn có thể gia tăng thị phần mạnh mẽ, giữ vững ngôi vị. Đây là minh chứng cho thấy hiệu quả và sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh mà công ty này theo đuổi.
Về cơ bản, thì khi thị trường smartphone vẫn còn trên đà tăng trưởng, Samsung sẽ tích hợp các tính năng cao cấp vào loạt sản phẩm tầm trung để giúp người dùng ở mọi phân khúc có thể chạm tay, trải nghiệm tới những tiến bộ công nghệ sớm nhất. Nhưng khi thị trường smartphone tiến vào giai đoạn bão hòa, những smartphone tầm trung lại nhận được các đột phá về công nghệ trước cả phân khúc cao cấp, để thúc đẩy doanh số.
Samsung dẫn đầu thị phần smartphone nhiều năm qua nhờ "cải tiến ngược".
Nên nhớ rằng theo xu hướng phát triển xã hội, với thu nhập khả dụng ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu dần trở nên lớn nhất và có mức chi tiêu cao hơn theo thời gian. Nhưng mặc dù họ có thể chi ra thêm một khoản tiền cho nhu cầu và lợi ích bổ sung của mình, các sản phẩm cao cấp vẫn ngoài tầm với, giá quá cao hoặc ở mức không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu chỉ giảm bớt cấu hình và tính năng ở các sản phẩm cao cấp rồi đưa xuống, chúng lại không còn có sức thu hút.
Samsung đã nhận ra điều này. Công ty hiểu rằng dường như thị trường điện thoại đã bắt đầu phân hóa thành 2 mảng. Điện thoại cao cấp dần chuyển mình thành một sản phẩm sang trọng và đắt đỏ, trong khi đó dòng điện thoại cận cao cấp mới chính là nơi mà các sản xuất cần và nên phải áp dụng các cải tiến công nghệ mới nhất của mình.
Những người trẻ luôn muốn trải nghiệm công nghệ mới nhất, nhưng trong tầm giá vừa phải. Và trong phân khúc tiên phong này, khi sẵn sàng tích hợp những công nghệ mới lên và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, cả khách hàng và hãng sản xuất đều có lợi. Kết quả đã được thực tế kiểm chứng, thông qua thành công của các dòng smartphone A7, A9 (2018), khi lần đầu tiên mang đột phá 3 camera và 4 camera lên phân khúc tầm trung, tạo nên làn sóng thay đổi hoàn toàn của thị trường trong năm 2019, khi smartphone tầm trung hoàn toàn có thể có tính năng cao cấp trước flagship.
Điều này chính là "cải tiến ngược". Và tới đây, có lẽ bạn đã hiểu nó là gì.
Đó chính là việc đặt người dùng làm trung tâm. Thứ vũ khí này đã giúp Samsung duy trì ngôi vương của mình.
Xem xét kỹ hành vi mua của người tiêu dùng, độ nhạy cảm về giá, kỳ vọng về hiệu suất của sản Dịch thuật tại Gia Lai phẩm và từ đó phát triển các sản phẩm riêng biệt, được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của giới trẻ hay đối tượng khách hàng trung lưu thông qua các phương pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo công nghệ cao. Với phương pháp này, Samsung đã có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với khẩu vị của từng đối tượng đồng thời khiến người tiêu dùng có thể chi trả được.
Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sản phẩm tố hơn với giá cả hợp lý. Nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư để có nền tảng công nghệ bền vững để tạo điền kiện cho các kỹ thuật tiên tiến tiếp sau. Và mỗi tháng, Samsung sẽ có thể bán ra một hoặc có thể là hai sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới mẻ. Cái tên Samsung sẽ luôn được nhắc đến, luôn nằm ở trang chủ, banner của các đại lý, đè bẹp các thông tin của những hãng khác.
Và nếu nhìn ở một góc khác, các thị trường hay phân khúc này này cũng đóng vai trò là một phép thử để đánh giá phản ứng của thị trường đối với các công nghệ, hay sản phẩm mà sau này Samsung dự định đưa vào các phân khúc cao hơn cùng với sự bổ sung tính năng và trải nghiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét