Ngoài "Cảm ơn" thì "Xin lỗi" cũng là 2 từ đơn giản mà bạn cần phải học được và đừng bao giờ cảm thấy ngần ngại khi nói ra. Tuy nhiên, xin lỗi quá nhiều trong khi bạn thực sự chẳng hề làm sai cũng là điều không hề nên chút nào. Các nhà khoa học đã chứng minh, lời xin lỗi không cần thiết, không đúng lúc nếu một khi trở thành thói quen nhất định sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của bạn.
Vậy bạn đã biết trong những trường hợp nào thì bản thân không nên nói xin lỗi, thay vào đó hãy làm những hành động hoặc nói những câu khác chưa?
1. Khi bạn nói ra sự thật
Đừng bao giờ xin lỗi vì bạn nói ra một sự thật nào đó, bởi lẽ có đôi khi nói thật còn có ích hơn là cố tình giấu diếm chỉ vì bạn không muốn làm tổn thương một ai đó. Thay vào đó, nếu không muốn làm phật lòng đối phương, bạn có thể dùng cách nói châm chước bắt đầu bằng những cụm từ như "Tôi nghĩ", "Theo ý kiến của tôi"... Bằng cách này, người phải nghe sự thật sẽ hiểu lời khuyên bạn đưa ra là có giá trị.
2. Khi bạn đa sầu đa cảm
Bằng cách thể hiện cho người khác thấy cảm xúc thật của bạn, bạn đang giúp người đó hiểu bạn hơn. Đó là lý do vì sao đừng xin lỗi chỉ vì bạn khóc, bạn cười, bạn vui, bạn buồn. Có một số người sinh ra đã nhạy cảm, và điều đó không có gì sai hết. Có chăng, hãy quản lý tốt cảm xúc của một trong một số trường hợp nhất định để tránh làm ảnh hưởng đến người khác.
3. Khi bạn trông khác biệt
Bạn hoàn toàn có quyền ăn mặc, để tóc tai theo cách bạn muốn, miễn là bạn thấy thoải mái và bạn không cần xin lỗi ai vì điều đó hết. Trừ những trường hợp bắt buộc phải ăn mặc nghiêm túc hay các tình huống đặc biệt khác, hãy cứ là chính bạn, theo đuổi phong cách bạn muốn. Bởi lẽ, không có quy chuẩn nào cho cái đẹp hết!
4. Khi bạn muốn được ở một mình
Khi một người muốn được ở một mình, điều này không có nghĩa là họ đang buồn hay cô đơn. Đơn giản, ai cũng vậy, luôn cần những khoảng thời gian cho riêng mình, để sắp xếp lại cảm xúc, để thỏa sức sáng tạo hay đơn giản là để thư giãn tâm hồn. Vậy nên, đừng cảm thấy có lỗi khi bạn không thể hòa nhập với đám đông hay không muốn tham gia hoạt động tập thể nào đó. Dù lý do là gì, hãy cứ nghe theo cảm xúc và nhu cầu của bạn trước đã.
5. Khi bạn đặt câu hỏi
Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta ngại việc phải đặt cậu hỏi vì chúng ta sợ người khác sẽ đánh giá mình thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, thái độ đó không đúng chút nào hết. Nếu bạn muốn thành công, đừng sợ việc tò mò hay hỏi người khác về bất kì điều gì. Không có gì sai khi bạn không hiểu một vấn đề nào đó, bạn hoàn toàn có quyền thắc mắc, hỏi han, xin thêm tông tin để hoàn thiện lại chính mình.
6. Khi bạn không hồi đáp lại một yêu cầu nào đó ngay lập tức
Có một số người luôn cho rằng khi họ yêu cầu sự hỗ trợ hay sự hợp tác từ bạn, nghĩa là bạn phải đáp ứng họ ngay lập tức. Kiểu người này đặt nhu cầu của bản thân cao hơn của bạn. Khi họ nhắn tin, gọi điện, gửi mail... họ muốn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bạn phải trả lời ngay và luôn. Với những người như vậy, bạn không cần phải thấy làm tiếc vì không theo đúng khung thời gian của họ đâu. Nếu sự việc không thật sự cấp bách, cứ nói với họ rằng bạn đã biết và sẽ hồi đáp khi bạn có thể, chứ bạn không có nghĩa vụ cả ngày chỉ ngồi đó để phục vụ đối phương.
7. Khi bạn không thể kiểm soát được một sự việc bất ngờ nào đó
Trong cuộc sống có rất nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, kể cả khi bạn đã lên kế hoạch hết sức chi tiết. Những chuyện như muộn họp vì tắc đường, bài thuyết trình bị phá hỏng vì một lỗi ngớ ngẩn trên máy tính... vẫn diễn ra hằng ngày và rõ ràng, bạn không thể nào chịu trách nhiệm vì chúng được. Thay vào đó, hãy nói lời cảm ơn đến đối phương, hãy chỉ ra rằng chính bạn cũng bất khả kháng và nghĩ ra giải pháp khiến đôi bên đều hài lòng.
8. Khi một ai đó cư xử không đúng mực
Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã quen với tình huống chính bản thân cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ thay vì hành động của bạn ai đó quanh bạn hoặc quen thân với bạn. Theo thói quen, chúng ta sẽ lên tiếng xin lỗi người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn không cần phải chịu trách nhiệm cho một sai lầm bạn không mắc phải. Điều này chẳng có nghĩa lý gì hết
Nguồn: Brightside
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét