Do đâu mà nước mũi hay chảy?
Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy có chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính... làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi.
Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản..
Hình ảnh viêm mũi.
Cách xử trí ban đầu tại nhà
Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn dịch thuật tây ninh midtrans và hợp lý.
Nếu dịch mũi chảy xuống họng, bạn có thể xác định qua cảm giác vướng vướng trong hốc mũi, tắc ở đoạn giữa mũi và họng đồng thời với việc hay phải khịt xuống để khạc đờm ra ngoài. Một số bệnh nhân phàn nàn họ hay có cảm giác buồn nôn, nôn khan khi đánh răng, hoặc nuốt vướng. Ở trẻ nhỏ, chưa biết nói bạn phát hiện bằng cách quan sát trẻ khi ngủ sẽ thấy tiếng thở to hơn bình thường, ho húng hắng, bú không được dài hơi như trước... lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám sớm, việc điều trị kịp thời sẽ tránh được tần xuất phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu dịch mũi chảy ra có lẫn máu lờ lờ như máu cá và có mùi hôi thối ở một bên, nên cảnh giác có dị vật tồn tại lâu ngày trong mũi hoặc các khối u trong hốc mũi đã hoại tử…việc này không tự xác định được mà phải được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm phát hiện sớm để giải quyết kịp thời.
Dịch mũi cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khoẻ của bạn. Nếu bạn thường xuyên bị hắt hơi, chảy mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí đưa ôxy cho cơ thể giảm dẫn đến hậu quả là làm việc chóng mệt, hay cáu gắt... sức đề kháng của bạn cũng không còn tốt.
Nhỏ mũi có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Là người lớn thì cần hơi ngửa, đầu ngữa nhẹ ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Là trẻ nhỏ thì để bé nằm ngửa, đầu ngữa nhẹ ra sau, nếu bé dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đờm nhớt trong hốc mũi.
Làm sạch hốc mũi: nếu là người lớn hoặc trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đờm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.
Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.
Lời khuyên của thầy thuốc
Giai đoạn nước mũi chảy nhiều nên hạn chế việc thường xuyên xì mũi bởi nếu không được rỏ thuốc làm loãng dịch và xì mũi không đúng cách bạn sẽ đưa dịch trong mũi vào tai giữa và xoang. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm xoang cấp. Nếu khi xì thấy ù tai, đau tai phải dừng lại, bịt chặt mũi, ngậm mồm rồi nuốt khí liên tục đến khi hết ù. Ở trẻ nhỏ, viêm mũi luôn khởi nguồn cho các bệnh nặng khác như viêm phổi, phế quản phế viêm... thậm chí có thể có những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp do liên cầu β tan huyết nhóm A trong dịch mũi gây bệnh. Vì vậy, bố mẹ phải xác định chữa ngay cho con khi bắt đầu có nước mũi là rất cần thiết.
Đối với viêm mũi dị ứng dễ tái phát do tình trạng ô nhiễm môi trường, thức ăn có nhiều hóa chất, cuộc sống áp lực dễ gây stress làm sức đề kháng cơ thể giảm… ngoài việc phải phòng tránh những dị nguyên có khả năng gây dị ứng (các yếu tố khởi phát bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh nắng mặt trời, không để thú nhồi bông trong nhà và đóng cửa sổ ở thời kỳ cao điểm của phấn hoa...). Bệnh nhân nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để sử dụng những loại thuốc điều trị an toàn và ít gây tác hại. Hiện có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc được quảng cáo là các bài thuốc gia truyền, chữa dứt bệnh, nếu người bệnh tự mua uống sẽ nguy hại vì có thể có chứa corticoid.
BS. Phạm Thị Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét