Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Thai phụ mắc giang mai và những ảnh hưởng khó lường

Nếu năm 2010 con số mắc giang mai điều trị tại Bệnh viện Da liễu là 782 bệnh nhân thì đến năm 2018 đã lên đến 5.325 bệnh nhân. Con số này chưa kể số bệnh nhân điều trị tại nơi khác. Vậy, giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh như thế nào?

Lây nhiễm bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Chủ yếu gồm: các phương thức quan hệ gồm giao cấu, hôn, vuốt ve tiếp xúc qua da với những dịch tiết sinh dục của người bị bệnh. Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Qua tiếp xúc các đồ vật dùng chung với người bị giang mai như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh và khăn tắm,... mà có dịch tiết, máu, mủ của người bệnh. Lây qua đường máu: Bất kỳ hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu... đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập cơ thể.

Biến chứng nguy hiểm, không nên chủ quan

Biến chứng lâu dài của bệnh giang mai không được điều trị là các bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và gummata (tổn thương da dạng u hạt). Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có thể có hậu quả nghiêm trọng như sinh non, đa ối, thai nhi tử vong và giang mai bẩm sinh. Giang mai được truyền cho em bé qua nhau thai bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người chủ quan không đi khám nên việc phát hiện muộn dẫn đến hậu quả khôn lường.

Các thai phụ nếu không đi khám thai hoặc chỉ khám thai tại các phòng mạch nhưng không thường xuyên, chủ quan nên không phát hiện bệnh. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng ba tuần, thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Sau giai đoạn ủ bệnh này, những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ xuất hiện những vết loét (môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật...) và được gọi là giang mai kỳ 1. Nếu không được điều trị, xoắn khuẩn này sẽ vào máu và trở thành giang mai kỳ 2. Khi đó bệnh nhân có thể xuất hiện những hồng ban toàn thân dịch thuật tây ninh midtrans hoặc những vết sẩn. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này cũng tự hết nhưng sẽ chuyển sang giang mai kỳ 3. Tuy nhiên, giang mai kỳ 3 có thể xuất hiện muộn sau vài năm, thậm chí sau hàng chục năm. Lúc này xoắn khuẩn có thể gây cho người bệnh những tổn thương giang mai thần kinh, tim mạch, gan...

Giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Giang mai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ảnh hưởng với thai phụ và trẻ sơ sinh

Đối với bà mẹ mang thai

Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh: Da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh. Có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây qua con trong thời gian mang thai.

Những bà mẹ khi mang thai mà chẳng may bị giang mai nhưng lại không điều trị thì nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi trong bụng là khó tránh khỏi.

Sinh non: Xảy ra trong thời kỳ mang thai từ 6-8 tháng. Do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập cơ thể thai nhi, cơ quan nội tạng bị tổn thương dẫn đến chết lưu, dễ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Sẩy thai: Xảy ra vào giai đoạn thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sẩy thai.

Thai chết lưu: Thường gặp ở thai phụ đã đến tháng sinh, thai chết lưu mấy tháng trước khi sinh hoặc chết trong khi sinh, tỷ lệ này lên tới 8%.

Đối với trẻ sơ sinh

Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh ra. Còn lại hầu hết các triệu chứng này sẽ phát triển rõ khi trẻ được 2 tuần hoặc 3 tháng. Những triệu chứng dễ thấy bao gồm phát ban, đau ngoài da, sốt, mệt mỏi hoặc khóc khàn giọng. Các bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu... Việc chăm sóc trẻ bị nhiễm giang mai phải hết sức cẩn thận và chú ý, nếu không sẽ nhiễm trùng nặng hơn.

Cũng có khi có một vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh không phát ra ngoài khi ở trẻ sơ sinh. Đến khi trẻ lớn hơn hoặc khi vào tuổi thành niên thì các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, răng lợi, mắt, tai và não bộ.

Các lưu ý khi phòng bệnh giang mai

Cần tuân thủ nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn, vợ chồng tuân thủ nguyên tắc một bạn tình. Có lối sống sinh hoạt tích cực để nâng cao sức đề kháng.

Trước khi mang thai cần khám và xét nghiệm để tránh trường hợp cơ thể bà mẹ đã bị nhiễm giang mai mà không hề biết. Xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai rẻ tiền, dễ làm và thông dụng nên mọi phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ nên đi khám thai và làm xét nghiệm này để phát hiện và điều trị giang mai trước khi có khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Những lưu ý bị nhiễm giang mai thời kỳ thai nghén



Khi có kết quả xét nghiệm dương tính nên thường xuyên theo dõi để xem xét và tiến hành điều trị.



Khi mang thai 3 tháng nên theo dõi và điều trị bệnh. Nếu như thai phụ được chẩn đoán là bị lây nhiễm thì tốt nhất là nên đình chỉ thai nghén hoặc cũng có thể điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.



Phụ nữ mang thai mà mắc giang mai ở giai đoạn cuối thì nên điều trị kịp thời, cần chẩn đoán xem thai nhi có bị lây nhiễm không.

ThS. Lê Văn Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét