Vì trên thực tế, tại Việt Nam, khuẩn Salmonella gây bệnh khá phổ biến mà nhiều người dân đều biết đến, đó là bệnh thương hàn. Và nguồn thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn này không chỉ dừng lại ở trứng, mà ở nhiều thực phẩm như thịt, cá, sữa... thậm chí cả rau, do bị nhiễm khuẩn này từ môi trường.
Cách đây không lâu ở bản Nà Mện, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, sau khi ăn cỗ cưới, đã có tới hơn 300 người bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) gây ra. Vì vậy, mùa nắng nóng đã đến cần hết sức cảnh giác với loại ngộ độc thực phẩm này bởi có thể làm cho nhiều người bị mắc bệnh và bệnh rất trầm trọng, nếu xử trí không kịp thời có thể gây tử vong.
Salmonella có thể lây nhiễm qua thực phẩm, đặc biệt là qua trứng và thịt.
Dễ nhiễm vào thực phẩm, nước uống
Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C tất cả có khả năng gây bệnh thương hàn. Vi khuẩn thương hàn vào trong cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tố xuất hiện. Nội độc tố rất độc hại, tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương thần kinh và nhiễm độc toàn thân.
Nguồn bài tiết vi khuẩn Salmonella chủ yếu là phân của người bị bệnh thương hàn, ngoài ra Salmonella còn bài xuất theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn của người bệnh thương hàn. Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai dịch thuật tây ninh midtrans đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2 - 3 của bệnh. Đặc điểm vi khuẩn thải theo phân thành từng đợt. Bên cạnh đó, người lành mang vi khuẩn (một số người bị bệnh thương hàn đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang vi khuẩn trong ruột) luôn bài xuất vi khuẩn ra theo phân mỗi lần đi đại tiện (bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng có khoảng từ 3 - 5% vẫn tiếp tục mang vi khuẩn sau vài tháng do vi khuẩn khu trú ở túi mật, đường dẫn mật...). Người lành mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng, đây chính là đường lây quan trọng khó kiểm soát nhất. Cả hai loại nguồn bệnh này đào thải ra môi trường, từ đó Salmonella lây nhiễm cho thực phẩm (thịt, cá, rau...) và nguồn nước rồi vào con người khi ăn, uống phải thực phẩm, nước uống chưa nấu chín sẽ bị bệnh thương hàn.
Cần phát hiện sớm
Sau khi Salmonella vào cơ thể người chưa có miễn dịch, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 10 - 48 giờ (đây là điểm khác biệt rất cơ bản với nhiễm độc thức ăn do tụ cầu, thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ vài, ba giờ). Bệnh thương hàn khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C), mệt mỏi kèm theo đau bụng, sôi bụng và trướng bụng là triệu chứng thường thấy. Đau bụng thường xuất hiện ở hố chậu phải, đi ngoài phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5 - 6 lần/ngày. Một số người lớn có thể bị táo bón. Sang tuần thứ hai có thể có xuất hiện phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7-12 ngày rồi biến mất. Đồng thời có thể biểu hiện của nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng). Nặng hơn, bệnh nhân tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ dẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (thường ít gặp). Tuy nhiên, có một số người dù bị nhiễm Salmonella nhưng do cơ thể đã có kháng thể, số lượng vi khuẩn ít và độc lực của vi khuẩn yếu cho nên có thể bị rối loạn tiêu hóa vài ba ngày rồi tự khỏi, một số rất ít trong số đó trở thành người lành mang vi khuẩn, có thể kéo dài nhiều tháng.
Nhiều biến chứng
Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thương hàn là chảy máu đường ruột hoặc thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết. Các biến chứng này thường xảy ra vào tuần thứ 3 của bệnh, mặc dù tỉ lệ xảy ra không nhiều (khoảng 5%). Tuy vậy, sẽ nguy hiểm, nếu chảy với máu với số lượng nhiều sẽ làm tụt huyết áp gây sốc, có thể tử vong, nếu cấp cứu không kịp thời. Thủng ruột là nguy hiếm bậc nhất, bởi vì, sẽ gây viêm phúc mạc cấp tính, nếu không phát hiện và điều trị tích cực tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa hoặc hậu quả để lại có thể rất xấu (gây dính ruột về sau). Ngoài ra, còn có thể bị viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy tạng, và gây nhiễm khuẩn một số cơ quan khác (bàng quang, thận, màng não, tủy sống...).
Một số loài Salmonella chỉ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn ở người lớn lại có thể gây ra tình trạng bệnh lý rất nặng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh nhi có thể bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm xương.
Khi phát hiện người bị bệnh cần được điều trị khẩn trương, cách ly để tránh lây lan cho người khác. Nguyên tắc điều trị diệt mầm bệnh là dùng kháng sinh nhưng phải dùng từ liều thấp đến liều cao nhằm tránh vi khuẩn chết nhiều một lúc làm tăng nội độc tố đột biến gây nguy hiểm.
Để phòng nhiễm khuẩn Salmonella, mọi người cần đảm bảo tuyệt đối về an toàn thực phẩm. Cần phải nấu chín thức ăn trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn thịt, trứng gia cầm chưa nấu chín. Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống, trái cây chưa rửa sạch cách xa các thực phẩm đã nấu chín. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn ở những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt. Rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm. Rửa trái cây, rau xanh dưới vòi nước chảy. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.
BS. NGUYỄN VĂN DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét