Phạm vi chi trả BHYT đối với các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng liên tục được mở rộng. Nếu như năm 2011 có 33 bệnh và 47 kỹ thuật phục hồi chức năng thì năm 2016 đã tăng lên 252 kỹ thuật. Tất cả các dịch vụ phục hồi chức năng Bộ Y tế ban hành đều được chi trả BHYT.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Dụng cợ trợ giúp tại Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển do Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Y tế và Tổ chức The Internatinal Center (IC) tổ chức cuối tuần qua. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Trong đó, 5 nhiệm vụ đã được đặt ra nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác người khuyết tật.
Sự hỗ trợ về tài chính trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật thuộc diện chính sách được thực hiện thông qua chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ BHYT. Tuy nhiên, theo TS. Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, trong thực tế, vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cũng như trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người khuyết tật, đó là: Vẫn còn trên 3 triệu người khuyết tật phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt, các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với người khuyết tật nhưng lại chưa được BHYT chi trả.
Hàng trăm kỹ thuật phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã được BHYT chi trả.
Theo Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dụng cụ trợ giúp còn thấp. Tỷ lệ người khuyết tật vận động sử dụng dụng cụ trợ giúp ở mức 25%. Báo cáo Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016 cho thấy, người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện sống và chăm sóc sức khoẻ. Số hộ gia đình có người khuyết tật chiếm 55% trong 2 nhóm thu nhập thấp nhất của cả nước. Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016, hộ gia đình có người khuyết tật sẽ có nguy cơ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có người khuyết tật (19,4% so với 8,9%). Hầu hết người khuyết tật đã bị ốm/bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra (91,5%) và cao hơn gần 20% so với người không khuyết tật.
Đáng chú ý, khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, có 15,14% người khuyết tật gặp khó khăn trong đi bộ. Nếu được sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi. Trong tương lai không xa, tỷ lệ khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số với tốc độ nhanh. Bởi vậy, cần thiết phải có nguồn tài chính bền vững chi trả cho các dụng cụ trợ giúp người khuyết tật.
Mạng lưới chăm sóc y tế về phục hồi chức năng đã được củng cố với một bệnh viện phục hồi chức năng thuộc Bộ Y tế, một trung tâm phục hồi chức năng trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, 39/63 tỉnh có bệnh viện phục hồi chức năng; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các khoa, tổ phục hồi chức năng ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ngày càng được củng cố. Các bộ, ngành khác có 4 bệnh viện, 16 trung tâm phục hồi chức năng. Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương. Ngày càng có nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng được ứng dụng phục vụ người bệnh và người khuyết tật, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, tăng khả năng hòa nhập và tái hòa Dịch tiếng Phần Lan nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.
Sự hỗ trợ về tài chính trong chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật thuộc diện chính sách được thực hiện thông qua chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ BHYT.
Hoàng Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét